Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Cách lập, bài trí bàn thờ Cửu Huyền

Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, bốn chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” thường được nhắc đến như một báu vật mang đến may mắn và tài lộc cho gia đình. Trong đó có nhiều lý giải mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nếu không có những hiểu biết đúng đắn rất dễ dẫn đến sai lầm khi lập và bài trí tinh hoa văn hóa tâm linh này.

Truyền thống thờ cúng nhằm cầu mong ông bà tổ tiên đã khuất phù hộ, che chở cho thế hệ sau. Bàn thờ “Cửu Huyền Thất Tổ” Tổ là bàn thờ gia tiên thường được đặt chính giữa căn nhà, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến phong thủy và vận may của gia đình.

Cửu Huyền Thất Tổ là gì?

Trong quan niệm của đạo Phật, mỗi người đều sẽ trải qua sự luân hồi, cuộc đời có nhân – quả. Cửu Huyền thực chất chính là sự luân hồi của chín thế hệ trong gia đình và Thất Tổ là sự nối tiếp bảy đời trong dòng họ. Phật giáo cho rằng, việc thờ cúng “Cửu Huyền Thất Tổ” chính là nét đẹp văn hóa kính trên nhường dưới, thế hệ trước tích đức cho đời sau. Điều này sẽ đem lại cho gia đình nhiều may mắn, tài  lộc.

Bốn chữ ”Cửu Huyền Thất Tổ” vốn thuộc về văn hóa tâm linh Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước. Theo thời gian ảnh hưởng đến văn hóa thờ cúng của người Việt, theo quan niệm của đa số người Việt thì ”Cửu Huyền Thất Tổ” tượng trưng cho truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Với người dân miền Nam, thờ “Cửu Huyền Thất Tổ” sẽ được thay cho bàn thờ gia tiên. Văn hóa vùng miền của một số địa phương cũng ghi nhận thờ “Cửu Huyền Thất Tổ” trong những buổi lễ cầu siêu của tôn giáo.

Thờ Cửu Huyền Thất Tổ – Nét văn hoá tâm linh của người Việt

Trong nhiều nghiên cứu và ghi chép, ”Cửu Huyền Thất Tổ” được hiểu theo nghĩa:

  • ” Cửu huyền” với “Cửu” nghĩa là chín, “Huyền” mang hàm ý là đời, thế hệ. “Cửu huyền” chỉ con cháu chín đời sau của đương sự, gồm có: cao – tằng – tổ – cha – mình – con – cháu – chắt – chút.
  • “Thất tổ” với  “Thất” mang ý nghĩa là bảy và “‘Thất tổ” có ý nghĩa là bảy ông Tổ được thờ cúng ở trong dòng họ, gồm có: cha – tổ (ông nội) – tằng (ông cố) – cao (ông sơ) – thái (ông sờ) – huyền ( ông tổ đời thứ 5) – hiền ( ông tổ đời thứ 6).

Việc trưng bày ”Cửu Huyền Thất Tổ” trong không gian thờ cúng tại gia, nhà thờ không chỉ mang ý nghĩa thờ phụng Tổ tiên, ông bà mà đối với nhiều gia đình, điều này còn có ý nghĩa về phong thủy. Qua nhiều thế hệ, ”Cửu Huyền Thất Tổ” vẫn luôn được xem như một hiện vật đem đến tài lộc, bình an và may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Khi nào thờ “Cửu Huyền Thất Tổ”?

Không phải mọi gia đình đều có điều kiện thờ “Cửu Huyền Thất Tổ” . Tùy theo vùng miền, tư tưởng thờ cúng trong mỗi gia đình mà mục đích cúng bái sẽ khác nhau. Một số gia đình thờ Cửu Huyền Thất Tổ khi cha mẹ còn sống. Tuy nhiên một số người cho rằng việc thờ cúng “Cửu Huyền Thất Tổ” khi cha mẹ khỏe mạnh là không may mắn. Do đó nhiều gia đình kiêng việc treo tranh hay bài vị Cửu Huyền Thất Tổ.

Ngược lại, có những chuyên gia phong thủy cho rằng quan niệm thờ  “Cửu Huyền Thất Tổ” không hề ảnh hưởng đến tuổi thọ của các bậc trưởng bối trong gia đình. Bởi nếu treo và đặt đúng, thậm chí  “Cửu Huyền Thất Tổ” còn đem đến may mắn và bình an cho gia đình. Về cơ bản  “Cửu Huyền Thất Tổ” là vật phẩm thờ cúng bình thường thể hiện đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”. Tuy nhiên gia đình nên chú trọng đến việc chuẩn bị khi lập bàn thờ để thể hiện sự tôn trọng với ông bà tổ tiên.

Cách bố trí bàn thờ “Cửu Huyền Thất Tổ”

Thờ “Cửu Huyền Thất Tổ’’ rất quan trọng vị trí và thứ tự sắp xếp. Cụ thể, đối với liễn thờ, bài vị thờ Cửu Huyền Thất Tổ sẽ được bố trí tại nơi cao nhất. Tuyệt đối không để liễn thờ hay bài vị trong hộp gỗ, hộp kính. Trong trường hợp gia chủ sử dụng bàn thờ Phật, nên để liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ phía bên dưới bàn thờ Phật và bố trí ở vị trí trung tâm.

Bài vị – Liễn thờ “Cửu Huyền Thất Tổ’’ sẽ được đặt bên cạnh ảnh thờ Ông Bà – Tổ Tiên. Trước bài vị – liễn thờ đặt theo thứ tự bát hương – lư đồng  – chân hạc  – đèn nến – khay nước .

Gia chủ tuân thủ các nguyên tắc bố trí bàn thờ truyền thống để tránh ảnh hưởng đến sự linh thiêng của bàn thờ. Điều này cũng sẽ giúp cho gia đình được bình an. Nếu tự ý sắp xếp bàn thờ sai cách có thể ảnh hưởng đến sự may mắn may mắn của gia chủ và các thành viên

Cách lập bàn thờ ”Cửu Huyền Thất Tổ”

Việc lập bàn thờ cửu huyền thất tổ chưa đúng cách không chỉ làm mất thẩm mỹ không gian thờ cúng mà còn làm giảm tính trang nghiêm tại nơi này. Lập bàn thờ “Cửu Huyền Thất Tổ” còn được gọi là lập bàn thờ gia tiên. Để không phạm phải những sai lầm trong bày trí, ảnh hưởng đến sự linh thiêng của bàn thờ, gia chủ cần cẩn thận, tỉ mỉ khi chuẩn bị trong mỗi công đoạn.

Để chuẩn bị lập bàn thờ “Cửu Huyền Thất Tổ”, gia chủ cần chuẩn bị những vật phẩm cúng cơ bản. Cũng cần lưu ý trước khi bắt đầu lập bàn thờ, gia chủ nên thực hiện nghi thức tẩy uế bằng rượu trắng pha gừng. Điều này nhằm giúp hạn chế vi phạm một số cấm kỵ trong tâm linh. 

  • Bài vị (tùy sở thích gia chủ mà chọn tranh thờ, liễn thờ, tùy vào hoàn cảnh và mong muốn của từng gia đình)
  • Lư hương đồng (cắm 3 cây hương)
  • 2 đèn nghi nằm ở 2 bên lư hương
  • Ly đựng rượu
  • Ấm đựng trà/rượu
  • Đèn vọng
  • Lọ hoa

Sau đây là cách lập bàn thờ “Cửu Huyền Thất Tổ”

  • Sau khi lau các vật phẩm thờ , gia chủ để chúng khô một cách tự nhiên hoặc có thể dùng khăn giấy sạch để lau lại một lần nữa.
  • Tiếp đến gia chủ thực hiện thao tác bốc hương, khi bốc hương cần thực hiện từ tốn, cẩn thận làm theo những gì mà thầy cúng, thầy pháp hướng dẫn nhằm đảm bảo tính linh thiêng khi lập bàn thờ cúng.
  • Sau khi bốc hương là bước cúng lễ, gia chủ hoặc thành viên có vai vế lớn trong gia đình sẽ tiếp tục bước đọc văn khấn sau đó đến bước thắp hương và an vị bàn thờ.
  • Sau khi thắp hương, gia chủ đợi hương tàn để đem đồ cúng lễ xuống. Gia chủ cũng cần lưu ý, những vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ “ Cửu Huyền Thất Tổ” nên được chia sẻ cho các thành viên trong gia đình. 

Nội dung bài khấn “Cửu Huyền Thất Tổ”

Khấn “Cửu Huyền Thất Tổ” là công đoạn quan trọng trong quá trình thực hiện lễ cúng. Tuy nhiên với một số người mới thực hiện cúng bái lần đầu có thể sẽ không biết rõ nội dung của bài khấn này. Sau đây là mẫu bài khấn  “Cửu Huyền Thất Tổ” gia chủ có thể tham khảo:

Khi khấn, gia chủ đứng trong tư thế trang nghiêm trước bài vị tổ tiên, sau đó vái 3 vái rồi khấn:

“Hôm nay, ngày … tháng … năm …

Con tên … , … tuổi, đang sống ở …

Hôm nay nhân dịp ngày lành tháng tốt, con (và gia đình) kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ, nội ngoại tông thân hai họ với lòng thành của con cháu chúng con.

Kính mong Cửu huyền thất tổ linh thiêng, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con bình an mạnh khỏe, mọi việc êm xuôi, khó khăn bệnh tật vượt qua suôn sẻ.

Gia đình chúng con thành tâm biết ơn và kính thỉnh Cửu huyền thất tổ , Nội ngoại tông thân.

Kính thỉnh. ”

Kết thúc bài khấn, gia chủ sẽ vái bàn thờ “Cửu huyền thất tổ” 3 vái và cắm nhang. Lưu ý khi cắm: nhang trưởng nằm trước và cắm đầu tiên, còn những cây nhang còn lại sẽ cắm phía sau.

Sau khi kết thúc thủ tục khấn bái, gia chủ đem thay chén nước lạnh bằng chén nước trà. Gia đình bao gồm tất cả các thành viên quỳ gối lạy 4 lạy rồi đứng lên vái 3 vái. Xong thủ tục là hoàn tất quy trình lập bàn thờ “Cửu huyền thất tổ” .

Các loại tranh liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ hiện nay

Cửu Huyền Thất Tổ được chia thành 3 loại là Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ, Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ và Liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Tùy thuộc vào mục đích thờ cúng của từng người mà gia chủ sẽ chọn bài vị phù hợp.

Bài vị ”Cửu Huyền Thất Tổ”

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ được thiết kế trang trọng
Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ được thiết kế trang trọng

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ được thiết kế tinh xảo, tỉ mỉ, đáp ứng tiêu chuẩn về thẩm mỹ và thờ cúng của gia đình. Thông thường bài vị ”Cửu Huyền Thất Tổ” được chế tác bằng chất liệu bền chắc, ưu điểm bài vị nhỏ gọn nên gia chủ có thể bố trí ở những kích thước bàn thờ khác nhau. 

Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ được chạm khắc công phu
Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ được chạm khắc công phu

Khác với bài vị Cửu Huyền Thất Tổ, Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ có kích thước lớn hơn và được đặt trên bàn thờ ở vị trí trung tâm. Ngoài ra, khi thờ tranh Cửu huyền sẽ cần chuẩn bị thêm chân đế để kê trang đứng thẳng hướng ra ngoài. Thông thường tranh Cửu Huyền Thất Tổ có nhiều thiết kế để gia chủ chọn lựa, tùy theo nhu cầu mà gia chủ có thể chọn các loại tranh với họa tiết và mức giá khác nhau.

Liễn thờ ”Cửu Huyền Thất Tổ”

Liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ sẽ được bố trí chủ yếu ở trung tâm bàn thờ. Kích thước của Liễn thờ thường to hơn so với bài vị Cửu Huyền Thất Tổ và tranh Cửu Huyền Thất Tổ. Đồng thời, mức giá của liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ cũng cao hơn so với 2 loại còn lại. Liễn thờ đáp ứng tiêu chí thẩm mỹ nhờ thiết kế đẹp, màu sắc sang trọng giúp không gian thờ cúng thêm trang nghiêm.

Liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ trong không gian thờ cúng gia đình
Liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ trong không gian thờ cúng gia đình

Liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ hiện nay chủ yếu được chế tác bằng chất liệu đồng đen, họa tiết được khắc nổi trên nền nhung đỏ. Thông thường kích thước của Liễn thờ to nhỏ khác nhau phụ thuộc vào kích thước của bàn thờ

Những lưu ý quan trọng khi bố trí thờ cửu huyền thất tổ

Theo văn hóa thờ cúng xa xưa, việc bố trí “Cửu huyền thất tổ” có sự ảnh hưởng nhất định đến đời sống tâm linh của nhiều gia đình.  Chính vì vậy, khi gia chủ đặt bài vị để tránh vi phạm các cấm kỵ trong thờ cúng nên lưu ý các nguyên tắc sau:

  • Mặc dù việc lồng kính “Cửu huyền thất tổ” sẽ giúp bài vị – liễn thờ luôn mới và sạch sẽ , tuy nhiên đây là điều cấm kỵ vì sẽ ảnh hưởng đến sự linh thiêng của bàn thờ
  • Gia chủ không nên đặt vật gì đó lên trên bài vị hay liễn thờ, không nên bố trí những đồ vật không cần thiết che lấp bài vị – liễn thờ.
  • Bạn không nên đặt bài vị “Cửu huyền thất tổ” dưới chân Phật. Vị trí tốt nhất là lệch sang một bên so với bàn thờ Phật, cần đảm bảo đúng thứ vị cấp bậc khi đặt bàn thờ cúng.
  • Thường xuyên lau chùi bàn thờ “Cửu huyền thất tổ”, nếu để vị trí này dính bụi bẩn sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng của gia chủ đến các thế hệ tổ tiên của gia đình.
  • Gia chủ nên chuẩn bị đồ cúng là các vật phẩm mới, còn tươi như: hoa tươi, trái cây tươi,… đến khi vật phẩm thờ cúng không còn tươi nữa thì đem xuống. Cũng cần chú ý thay rượu, nước trên bàn thờ thường xuyên.

Thờ cúng  “Cửu Huyền Thất Tổ” là một việc làm mang ý nghĩa tâm linh lớn lao với nhiều gia đình. Với một số gia đình làm công việc kinh doanh, mua bán thì thờ  “Cửu Huyền Thất Tổ” còn đem đến tài lộc và may mắn. Chính vì vậy, khi gia chủ thờ cúng  “Cửu Huyền Thất Tổ”nên chuẩn bị kỹ để bày tỏ được sự tôn trọng và lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email