Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu xuân năm mới, các công ty, doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động kinh doanh đều tổ chức lễ cúng khai trương nhằm gửi gắm ước nguyện năm mới làm ăn phát đạt đến với tổ tiên, thần phật. Trong bài viết sau, Tranh thờ Đức Phát xin chia sẻ đến bạn cách thức thực hiện lễ cúng khai trương, các lễ vật cần chuẩn bị và bài văn khấn chuẩn truyền thống nhất để sử dụng vào dịp đầu năm.

Ý nghĩa của lễ cúng khai trương đầu năm

Người phương Đông có câu “đầu xuôi, đuôi lọt”, tức là khởi đầu suôn sẻ, thuận lợi thì công việc sau này sẽ dễ dàng gặt hái được thành công. Chính vì vậy, ông cha ta rất coi trọng việc khai trương, mở hàng bởi họ quan niệm rằng ngày đầu tiên buôn bán thuận lợi sẽ là dấu hiệu khởi đầu may mắn cho một năm kinh doanh thuận lợi, phát đạt.

Lễ cúng khai trương đầu năm được những người làm ăn buôn bán vô cùng coi trọng, tất cả mọi lễ vật cúng kính đều được họ chuẩn bị một cách cẩn thận, đầu tư bởi đây là nghi thức nhằm thông báo, trình diện với các vị thần cư ngụ tại vùng đất đó và cầu mong cho việc kinh doanh luôn suôn sẻ, phát tài phát lộc.

cúng khai trương đầu năm
Lễ cúng khai trương là nghi thức nhằm thông báo, trình diện với thần linh và cầu mong năm mới làm ăn phát đạt

Cứ vào mỗi dịp đầu xuân, các chủ doanh nghiệp, cửa hàng, công ty lại chọn ra ngày lành tháng tốt để thực hiện lễ cúng khai trương đầu năm, đây cũng coi như ngày mở hàng đầu tiên của năm mới đó.

Theo thời gian, lễ cúng khai trương đầu năm đã trở thành nghi thức không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tiểu thương, doanh nghiệp, thể hiện nét đẹp trong tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc ta.

Các bước chuẩn bị cúng khai trương đầu năm

Để lễ cúng khai trương đầu năm diễn ra một các trọn vẹn, đầy đủ nghi thức thì khâu chẩn bị là vô cùng cần thiết nhằm tránh những thiếu sót không đáng có. Nhìn chung để lễ cúng diễn ra chuẩn theo quy trình thì cần chuẩn bị trước các bước dưới đây.

Bước 1: Chọn ngày giờ. 

Người ta tin rằng việc chọn được ngày lành tháng tốt, phù hợp với bản mệnh của gia chủ thì sẽ mang đến những điều may mắn, tốt đẹp trong việc làm ăn kinh doanh và tránh được những điều xui xẻo, kém may mắn.

Để chọn được ngày lành tháng tốt cúng khai trương đầu năm cho công ty, doanh nghiệp, cửa hàng thì phải cần đến sự hỗ trợ của thầy bói toán am hiểu lĩnh vực phong thủy để chọn ra thời điểm phù hợp nhất với từng gia chủ.

Thông thường mỗi bản mệnh sẽ hợp với ngày giờ khác nhau, chính vì vậy không được lựa chọn tùy tiện mà phải cân nhắc kĩ lưỡng từ nhiều yếu tố như Tứ trụ, Kinh dịch, âm dương ngũ hành, sao chiếu mệnh,…

Bên cạnh việc chọn ra những ngày tốt, giờ đẹp thì cũng cần phải liệt kê ra những ngày đại kỵ không tốt cho việc cúng khai trương. Từ xưa đến nay, bất kể khi làm công việc gì từ kinh doanh, buôn bán, dựng vợ gả chồng đến xuất hành xa thì ông bà ta cũng đều tránh những ngày Tam Nương như mùng 3, 7, ngày 13, 18, 22, 27 tính theo âm lịch hằng tháng.

Bước 2: Chuẩn bị lễ vật cúng khai trương đầu năm.

Phần quan trọng không thể thiếu trong lễ cúng khai trương chính là mâm cúng. Tùy theo quy mô của từng doanh nghiệp, cửa hàng mà người ta thường sẽ chuẩn bị mâm cúng có ít hay nhiều lễ vật.

Mâm cúng không cần chuẩn bị quá cầu kỳ, phô trương nhưng vẫn phải tươm tất,  đầy đủ các lễ vật cần thiết. Nhìn chung một mâm cúng khai trường đầu năm cơ bản sẽ có các lễ vật sau đây:

  • 1 đĩa gạo và muối
  • 1 mâm ngũ quả (thường sẽ là 5 loại quả mang ý nghĩa may mắn có màu sắc tươi sáng)
  • 1 bó hoa tươi (hoa cúc, hoa cát tường, hoa đồng tiền), 1 bó nhang thơm
  • rượu, nước cúng
  • 1 đĩa trầu cau
  • 1 đĩa bánh kẹo
  • 1 bộ tam sên (gồm: thịt heo luộc, tôm/cua luộc, trứng gà/trứng vịt luộc)
  • 1 bộ giấy vàng mã cúng khai trương
  • 2 ly đèn cầy
  • 6 chén chè
  • 6 đĩa xôi gấc
  • 6 chén cháo trắng
  • Gà luộc/heo quay/đầu heo quay
Dù chuẩn bị lễ vật ít hay nhiều thì gia chủ cũng nên lựa chọn một cách tỉ mỉ, cẩn thận để tránh mua phải những loại đồ cúng không tươi ngon, vô tình gây thất lễ, thiếu sự thành tâm.
mâm cúng khai trương đầu năm
Mâm cúng khai trương đầu năm không cần chuẩn bị quá phô trương, cầu kỳ nhưng phải thật tươm tất và đầy đủ

Sau khi chuẩn bị tươm tất, đầy đủ các lễ vật, bạn nên sắp xếp tất cả những lễ vật ấy lên mâm cúng một cách bài bản, gọn gàng, chuẩn theo truyền thống trước giờ của cha ông ta để thể hiện sự thành kính với các vị thần linh.

Thông thường bình hoa sẽ được đặt ở phía bên phải, mâm ngũ quả đặt bên trái treo nguyên tắc “đông bình – tây quả”. Ở giữa là lư hương, hai bên là hai cây đèn cầy cùng bộ giấy cúng vàng mã. Trà, rượu, nước cúng xếp thành hàng đặt sau bát hương còn xôi, chè, chén đũa sẽ xếp thành hàng đặt ở hai bên của bàn. Chính giữa bàn cúng thường là gà luộc, heo quay, bánh kẹo và mâm ngũ quả…

Bước 3: Chọn người mở hàng (bước này chỉ dành cho các cửa hàng kinh doanh buôn bán)

Quan niệm dân gian cho rằng nếu cuộc mua bán đầu tiên (bán mở hàng) trong năm diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, thuận lợi thì việc làm ăn trong cả năm sẽ được may mắn, ngày càng thịnh vượng, phát đạt hơn.

Chính vì vậy việc tìm một người hợp tuổi, hợp cung mệnh của gia chủ để “chọn mặt gửi vàng” mua mở hàng ngày đầu năm là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp cho động kinh doanh mua bán trong suốt một năm của cửa hàng được “thuận buồm xuôi gió”, mọi việc đều thuận lợi theo ý gia chủ.

Bài văn khấn cúng khai trương đầu năm chuẩn theo văn hóa cổ truyền nhất

Văn khấn là phần không thể thiếu giúp lễ cúng diễn ra trọn vẹn, nghiêm trang và đúng nghi thức cúng bái. Dưới đây là bài văn khấn cũng khai trương chuẩn theo văn hóa cổ truyền mà các bạn có thể tham khảo và sử dụng cho lễ cúng khai trương của gia đình mình.

văn khấn cúng khai trương đầu năm
Bài văn khấn cúng khai tưởng đầu năm đúng chuẩn cổ truyền nhất

Những lưu ý cần biết khi thực hiện lễ cúng khai trường đầu năm

Để lễ cúng khai trương đầu năm diễn ra chỉn chu, đúng chuẩn thì việc chuẩn bị đầy đủ mâm cỗ cúng, lễ vật và văn khấn thôi thì chưa đủ mà cần phải lưu ý một số vấn đề sau để tránh trường hợp xảy ra thiếu sót không đáng có.

  • Trước khi tiến hành lễ cúng khai trương cần lên sẵn kế hoạch, liệt kê danh sách các món cần mua để đảm bảo lễ cúng diễn ra suôn sẻ, chuẩn chỉnh.
  • Nếu không có ban thờ thì mâm lễ cúng khai trương nên được đặt ở ngoài sân hoặc trước cửa chính cửa hàng, công ty/doanh nghiệp.
  • Nên xem xét hướng đặt mâm lễ cúng sao cho hợp với tuổi tác, số mệnh của chủ của hàng, doanh nghiệp để mang lại nhiều lợi ích tốt về mặt phong thủy.
  • Người trực tiếp thực hiện nghi thức cúng bái cần tắm sạch sẽ và ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang.
  • Bạn nên chuẩn bị trước bài văn khấn và in hoặc viết ra, sau khi dùng thì hóa luôn tờ văn khấn này với vàng mã.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về cách chuẩn bị và các bước cúng khai trường đầu năm mà chúng tôi đã tìm hiểu kỹ lưỡng và sưu tầm được. Hy vọng rằng qua những gợi ý trên, các bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi lễ khai trương của gia đình, công ty, doanh nghiệp của mình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

thờ cúng tổ nghề

Tổ nghề là gì? Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Tổ Nghề tại Việt Nam

Tổ nghề là truyền thống tốt đẹp ở các làng nghề Việt Nam nhằm thể hiện sự biết ơn với các vị có công sáng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email