Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất
Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời nhằm xua đi những điềm xấu của năm cũ để chuẩn bị chào đón một năm mới với nhiều may mắn và hạnh phúc ngập tràn. Văn khấn giao thừa là phần không thể thiếu giúp lễ cúng diễn ra trọn vẹn và đúng chuẩn nghi thức truyền thống.
Trong bài viết sau đây, Tranh thờ Đức Phát sẽ gợi ý đến bạn bài văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời chuẩn cổ truyền nhất để các bạn sử dụng cho lễ cúng của gia đình mình.
Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa
Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa ngày cuối cùng của năm cũ với ngày đầu tiên của năm mới tính theo lịch âm. Đêm giao thừa còn được gọi với cái tên là Trừ Tịch. Từ 11 giờ đêm ngày 29 tháng Chạp đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết tháng Giêng được xem là khoảng thời gian linh thiêng nhất trong năm.
Người ta cho rằng khoảnh khắc giao thừa là lúc trời đất có sự giao thoa, âm – dương hòa hợp làm bừng lên sức sống mới với hy vọng tràn đầy. Đây cũng là lúc mà các đình quây quần chuẩn bị mâm cúng dâng lên gia tiên, thần linh và cùng xem pháo hoa để tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới.
Cúng giao thừa là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Ngoài mục đích cúng tiễn đưa năm cũ để đón năm mới, nghi thức này còn có ý nghĩa để con cháu tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và mời họ về ăn Tết cùng với gia đình.
Chính vì mức độ quan trọng và ý nghĩa mà lễ cúng giao thừa luôn được mọi gia đình chuẩn bị vô cùng kĩ lưỡng với nhiều lễ vật phong phú, hình thức chỉn chu nhằm thể hiện tình cảm chân thành với tổ tiên, thần linh.
Gợi ý mâm cỗ sắm cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời đầy đủ nhất
Việc chuẩn bị mâm cúng giao thừa xưa nay chủ yếu xuất phát từ sự thành tâm chứ không nhất thiết phải đầy đủ các lễ vật theo yêu cầu, tuy nhiên không vì thế mà được phép chuẩn bị sơ xài, qua loa. Mâm cỗ cúng trong nhà cơ bản thường sẽ có những lễ vật cần thiết là hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng, hoa cúng,…
- Mâm cúng giao thừa của trong nhà người miền Bắc thường sẽ có móng giò hầm măng, canh bóng, miến nấu gà, gà trống luộc, giò lụa, nem, nộm, bánh chưng, thịt đông,…
- Mâm cúng giao thừa của người miền Trung thường sẽ có giò, chả, gà luộc, thịt heo luộc, dưa món, chả ram, măng hầm,…
- Mâm cúng giao thừa trong nhà người miền Nam thường sẽ có canh khổ quan nhồi thịt, thịt kho hột vịt, gỏi, chả giò, dưa giá củ kiệu, bánh tét,…
Còn mâm cúng giao thừa ngoài trời thường sẽ được bày biện trước hiên nhà với một số lễ vật như gà trống luộc nguyên con, xôi, bánh chưng, bánh tét, mâm ngũ quả, rượu trắng, trà ngon, cau cầu cúng, muối gạo, nhang đèn và giấy tiền vàng mã…
Tùy theo điều kiện kinh tế và phong tục của mỗi địa phương mà các gia đình ở mỗi nơi sẽ có những mâm cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời khác nhau. Vì thế nên các loại lễ vật dâng cúng thường được chuẩn bị linh hoạt chứ không bắt buộc phải đầy đủ các món.
Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời chuẩn nghi thức truyền thống nhất
Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, tươm tất thôi thì chưa đủ bởi quy trình bày biện và thực hiện các nghi thức cúng bái cũng vô cùng quan trọng. Việc chuẩn bị bài văn khấn cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời theo đúng cổ truyền sẽ giúp lễ cúng diễn ra trang nghiêm và chuẩn truyền thống hơn.
Văn khấn được xem là sợi dây vô hình kết nối giữa cõi âm và cõi dương, giúp con cháu hậu thế truyền tải tình cảm chân thành, sự hiếu kính, nhớ ơn của mình đến thần linh và cội nguồn sinh dưỡng.
Bên cạnh đó, thông qua văn khấn, con cháu sẽ gửi gắm những mong muốn, nguyện vọng của bản thân về một năm mới sung túc, hạnh phúc đủ đầy đến tổ tiên, thần linh với ước mong được họ chứng giám và ban phước lành.
Dưới đây là bài văn khấn cúng giao thừa dùng trong nhà đã được Tranh thờ Đức Phát tìm hiểu kĩ lưỡng và sưu tầm lại để chia sẻ đến quý bạn đọc.
Khấn xong gia chủ thay nước lọc sang nước trà, thắp 3 nén nhang, lạy 3 lạy. Lễ thành!
Tiếp đến là bài văn khấn cúng giao thừa dùng ngoài trời chuẩn truyền thống mà các gia chủ có thể tham khảo và sử dụng cho lễ cúng gia đình mình.
Những lưu ý cần biết khi thực hiện cúng giao thừa
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng từ mâm cỗ dâng cúng đến các bài văn khấn cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời là điều vô cùng cần thiết giúp lễ cúng diễn ra đúng theo nghi thức truyền thống. Tuy nhiên trong đêm giao thừa và suốt quá trình cúng bái, các bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để lễ cúng được trang nghiêm và chuẩn truyền thống.
- Thông thường người thực hiện nghi thức cúng bái trong đêm giao thừa phải là người lớn nhất trong gia đình, họ thường tắm rửa sạch sẽ để thanh tẩy cơ thể và ăn vận chỉnh tề, không được mặc quần áo ngắn hoặc bó sát.
- Sau khi thực hiện nghi thức cúng vái xong, con cháu nên tập trung trước bàn thờ gia tiền để thực hiện vái lạy trước khi lễ thành.
- Trong đêm giao thừa gia đình phải giữ hòa khí, tránh cãi vã to tiếng hoặc tạo tiếng động lớn, bên cạnh đó cần tránh làm rơi vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà.
- Ngoài ra, tuyệt đối không soi gương và đêm giao thừa vì người ta cho rằng làm như vậy sẽ gặp phải ma quỷ khiến cho cả năm không được may mắn.
Tóm lại, giao thừa là thời khắc linh thiêng đánh dấu một năm với bao lo toan bộn bề đã trôi qua để chào đón năm mới với bao ước vọng về cuộc sống hạnh phúc, viên mãn, đủ đầy hơn. Nghi thức cúng giao thừa chính là biểu hiện về nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và niềm tin vào tương lai tươi sáng đang chờ đón phía trước.
Hy vọng với những thông tin bổ ích xoay quanh nghi thức cúng giao thừa cũng như các bài văn khấn cúng trong nhà, ngoài sân mà Tranh thờ Đức Phát chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong việc tự tay chuẩn bị bài khấn và bày biện mâm cúng giao thừa cho gia đình mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!