Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của ba chữ này. Tranh Thờ Đức Phát sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn ý nghĩa của chữ Phúc Mãn Đường trong khía cạnh phong thủy và tâm linh.

Phúc Mãn Đường nghĩa là gì?

Trên những bức tranh treo tường, cuốn thư, lục bình và các vật phẩm phong thủy khác thường sẽ có dòng chữ “Phúc Mãn Đường” được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Hán. Dòng chữ này xuất hiện rất nhiều trong các vật phẩm thờ cúng, phong thủy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa.

Phúc Mãn Đường được ghép lại từ 2 bộ phận là chữ Phúc và chữ Mãn Đường. Phúc hay Phước là chữ quen thuộc với người Việt. Dù là người ít học hay các bậc cao minh cũng đều hiểu được ý nghĩa của chữ Phúc. Chỉ một từ ngắn gọn nhưng bao hàm rất nhiều ý nghĩa, đó là sự may mắn, hạnh phúc, sum vầy và vui vẻ.

phúc mãn đường
Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy và thờ cúng như cuốn thư, lục bình, hoành phi

Cả một đời người, không cần quá nhiều mà chỉ cần có chữ Phúc là đủ. Có “Phúc”, sức khỏe sẽ luôn dồi dào, tinh thần vui vẻ, minh mẫn. Có “Phúc” công việc sẽ luôn thuận lợi, gặt hái được nhiều thành công và đạt được thành tựu tương xứng với những nỗ lực đã bỏ ra. Có “Phúc”, gia đình sẽ luôn thuận hòa, vợ chồng yêu thương nhau, con cái đùm bọc và đoàn kết.

Theo ghi chép trong Giáp cốt văn, hình thái ban đầu của chữ Phúc được lấy hình tượng từ hình ảnh một người đang dang hai tay bế vò rượu để cúng tế thần linh. Nghi lễ này được thực hiện với mong muốn được ban phước lành, cuộc sống hạnh phúc, an lạc và thái bình. Cho đến nay, trải qua hơn 3000 năm, ý nghĩa của chữ Phúc vẫn được giữ trọn vẹn.

Chữ “Mãn Đường” có ý nghĩa là đầy ắp trong nhà. Chữ Phúc được ghép với chữ Mãn Đường mang ý nghĩa tốt đẹp nên thường được khắc lên cuốn thư, tranh phong thủy, lục bình, hoành phi câu đối,… Những người hay chữ hoặc quan tâm đến phong thủy hầu như đều ưa chuộng các vật phẩm có chữ Phúc Mãn Đường.

Ý nghĩa của chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Dù xuất hiện rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của chữ Phúc Mãn Đường. Có khá nhiều cách lý giải ý nghĩa, dưới đây là hai cách giải thích ý nghĩa hay nhất trong phong thủy và tâm linh.

1. Trong phong thủy

Phong thủy gắn liền và có mối liên hệ mật thiết với văn hóa Á Đông. Trong quan niệm phong thủy, Phúc Mãn Đường có nghĩa là cả nhà luôn đủ đầy, hạnh phúc, sung túc và vui vẻ.

Sự đủ đầy không chỉ đề cập đến khía cạnh vật chất mà còn nhắc đến giá trị tinh thần. Phúc Mãn Đường là một gia đình hạnh phúc với vật chất đủ đầy, sung túc, cuộc sống an khang, thịnh vượng. Các thành viên trong gia đình luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Biết nhường nhịn để chuyện lớn hóa chuyện nhỏ, nỗi buồn được sẻ chia, niềm vui nhân lên và hạnh phúc được lan tỏa.

Các thành viên trong gia đình đều được hưởng “Phúc”. Ông bà sống trường thọ, tinh thần vui vẻ, lạc quan và nhận được sự hiếu thảo của con cháu. Bố mẹ yêu thương, nghĩa tình, sức khỏe dẻo dai. Con cháu học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn, công thành doanh toại.

Bên cạnh đó, Phúc Mãn Đường còn thể hiện sự khắng khít, keo sơn trong mối quan hệ bạn bè. Với nhiều người, bạn bè đôi khi quan trọng như gia đình. Mọi khó khăn, buồn vui trong cuộc sống đều được san sẻ, niềm vui vì thế mà nhân lên còn nỗi buồn vơi đi khi được chia sớt.

2. Trong tâm linh

Phúc Mãn Đường không chỉ có ý nghĩa về mặt phong thủy mà còn được nhắc đến nhiều trong tâm linh. Phật giáo có đề cập đến Phúc Mãn Đường trong tích Phật gia dạy Đức Phúc rằng “Cứu một người phúc đẳng hà sa”. Nghĩa là cứu một mạng người mang đến phúc đức lớn vô cùng, nhiều như cát ở sông ở biển.

Trong quan niệm Phật giáo, Phúc không phải là thứ được ban tặng mà phải tự thân tích đức bằng cách hành thiện, sống an lành, từ bi. Việc tốt mang đến phúc đức còn việc xấu, việc ác gây ra nghiệp chướng. Người suốt đời sống tàn ác, ích kỷ sẽ không thể đón nhận được Phúc phần.

Xét rộng ra Phúc Mãn Đường có nghĩa là Phúc đức của cả gia đình. Nhà Phật dạy con người sống từ bi, hỉ xả, khiêm nhường và lương thiện. Nếu cả gia đình cùng có nếp sống đẹp, Phúc đức của cả gia đình là rất lớn.

Ngoài ra, trong quan niệm của người Việt, chữ Phúc khi kết hợp với chữ Đức có ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Phúc – Đức luôn song hành với nhau. Khi có cả Phúc và Đức sẽ được người người kính yêu, cuộc sống êm ả, hạnh phúc trường tồn.

Tóm lại, Phúc Mãn Đường là biểu tượng của một gia đình hạnh phúc, tràn đầy tình yêu, luôn hòa thuận, cuộc sống đủ đầy và thịnh vượng. Với mong ước có được ba chữ “Phúc Mãn Đường”, các gia đình thường treo tranh, cuốn thư, hoành phi,… có ba chữ này để mong cầu cuộc sống hạnh phúc, bình an.

Các vật phẩm có chữ Phúc Mãn Đường

Phúc Mãn Đường thường xuất hiện trong các tài liệu cổ xưa hay ở những di tích lịch sử, công trình văn hóa, đồ dùng trang trí, vật phẩm phong thủy. Trong các công trình nhà ở, lăng tẩm ngày xưa, không khó để nhìn thấy chữ Phúc Mãn Đường xuất hiện.

Ngày nay, không gian nhà ở hiện đại và tối giản hơn. Do đó, chữ Phúc Mãn Đường thường sẽ xuất hiện trong những vật phẩm thờ cúng, phong thủy sau:

1. Bộ tranh Phúc Mãn Đường trang trí bàn thờ gia tiên

Hầu hết mọi người đều chuộng không gian sống tối giản, tiện nghi, không thích trang trí quá nhiều bằng các sản phẩm gỗ, sứ được chạm trổ tinh xảo. Dù vậy, không gian thờ cúng vẫn phải giữ được sự trang trọng, linh thiêng vốn có.

Phúc Mãn Đường
Bộ tranh Phúc Mãn Đường được Tranh thờ Đức Phát chế tác phù hợp với không gian thờ cúng hiện đại (CHI TIẾT SẢN PHẨM)

Bộ tranh Phúc Mãn Đường được thiết kế tối giản, phù hợp với không gian sống hiện đại nhưng vẫn giữ được sự trang nghiêm và toát lên không khí thiêng liêng cho không gian thờ cúng. Các mẫu tranh thờ được ngày nay không chú trọng các chi tiết cầu kỳ mà dùng vàng 24K để làm bật lên sự sang trọng và linh thiêng.

Phúc Mãn Đường mang ý nghĩa tốt đẹp nên đa phần mọi người đều chuộng treo tranh ở bàn thờ gia tiên. Đây cũng là cách để con cháu gửi đến đấng bề trên lời cầu xin cuộc sống an lạc, sức khỏe dồi dào, gia đình ấm êm. Với ý nghĩa tốt đẹp, bộ tranh này thường được dùng để trang trí bàn thờ gia tiên trong hầu hết các gia đình.

bộ liễn thờ câu đối Phúc Mãn Đường
Bộ liễn thờ câu đối Phúc Mãn Đường cao cấp do Tranh thờ Đức Phát chế tác

2. Cuốn thư

Phúc Mãn Đường không chỉ xuất hiện ở bộ tranh trang trí bàn thơ gia tiên mà còn được khắc ở cuốn thư. Cuốn thư thường được khắc chữ Phúc Mãn Đường bằng chữ Hán và được trang trí bằng hoa văn vô cùng sắc sảo, tinh tế. Cuốn thư sẽ được đặt phía trên bàn thờ và hai bên là hoành phi câu đối.

Thực tế, không phải bàn thờ gia tiên nào cũng có cuốn thư. Tuy nhiên, nếu có thêm cuốn thư, không gian thờ cúng sẽ được trang trọng và có tính thẩm mỹ cao hơn. Những mẫu cuốn thư có chữ Phúc Mãn Đường rất được yêu thích bởi ý nghĩa sâu sắc, hàm súc.

ý nghĩa chữ phúc mãn đường
Bộ tranh thờ Phúc Mãn Đường – Cửu huyền thất tổ thờ gia tiên cao cấp được Tranh thờ Đức Phát chế tác

Quý khách quan tâm bộ liễn thờ này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết về bộ sản phẩm

HOTLINE: 0905298479 (Zalo hỗ trợ 24/7)

3. Lục bình

Lục bình là vật phẩm phong thủy được ưa chuộng vì được cho là có khả năng giữ tài lộc, mang đến may mắn, vượng khí cho gia chủ. Không chỉ là vật phẩm phong thủy, lục bình còn được dùng để trang trí nhà cửa. Vật phẩm này được chế tác bằng nhiều chất liệu khác nhau như sứ, gỗ,… với hoa văn đa dạng.

ý nghĩa chữ phúc mãn đường
Lục bình có chữ Phúc Mãn Đường thường được đặt trong nhà để cầu mong may mắn, hạnh phúc cho gia chủ

Trên những bình lục bình thường sẽ có chữ Phúc Mãn Đường được viết bằng chữ Hán hoặc tiếng Việt. Đặt vật phẩm này trong không gian sống sẽ giúp mang đến may mắn trong công việc, cuộc sống gia đình thuận hòa, hạnh phúc, ấm êm.

Dù trong phong thủy hay tâm linh, ý nghĩa của Phúc Mãn Đường đều tượng trưng cho những điều tốt đẹp. Để gia tăng may mắn, giúp gia đình thuận hòa, ấm êm,… có thể đặt những vật phẩm có chữ Phúc Mãn Đường trong nhà như bộ tranh trang trí gia tiên, cuốn thư, lục bình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

thờ cúng tổ nghề

Tổ nghề là gì? Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Tổ Nghề tại Việt Nam

Tổ nghề là truyền thống tốt đẹp ở các làng nghề Việt Nam nhằm thể hiện sự biết ơn với các vị có công sáng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email