Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được tổ chức hàng năm để tất cả mọi người ở các ngành nghề tưởng nhớ và tri ân đến những vị Tổ sư, Tổ nghề đã sáng lập và truyền dạy nghề của họ. Mỗi ngành nghề đều sẽ có các vị Tổ nghề riêng. 

Trong bài viết sau, Tranh thờ Đức Phát sẽ hướng dẫn bạn cách lập bàn thờ Tổ nghề của các nghề làm đẹp như nail, spa, makeup cũng như cách chuẩn lễ vật, mâm cúng, văn khấn sao cho chuẩn nghi lễ truyền thống.

Các ngày giỗ Tổ nghề làm đẹp tại Việt Nam

Thờ cúng Tổ nghề chính là nét đẹp trong văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt Nam ta, đề cao tinh thần nhớ ơn nguồn cội, ghi tạc công ơn của các bậc tiền nhân đi trước.

Ngày cúng Tổ nghề ngoài mục đích tri ân, tưởng nhớ thì về mặt tâm linh đây còn là hình thức để những người trong nghề cầu may mắn, mong được ơn trên phù hộ cho công việc thuận lợi, suôn sẻ, ngày càng phát triển và thành công.

Nghề làm đẹp là tên gọi chung của tất cả các nghề chuyên về lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, trong đó có nhiều ngành liên quan như làm nail, cắt tóc, makeup, spa,…và mỗi nghề trong đó sẽ có những ngày cúng Tổ nghề riêng.

  • Ngày giỗ chung của Tổ nghề các ngành làm đẹp là ngày 20/1 âm lịch.
  • Ngày cúng Tổ nghề làm tóc là ngày 20/1 âm lịch hoặc ngày 15-16/3 âm lịch.
  • Ngày cúng Tổ nghề của ngành spa, thầm mỹ viện là ngày 18/8 hoặc ngày 3/11 âm lịch.
  • Ngày cúng Tổ nghề nail là ngày 3/10 hoặc ngày 3/11 âm lịch.
  • Ngày cúng Tổ nghề phun xăm là ngày 22/3 hoặc ngày 16/3 âm lịch
  • Ngày cúng Tổ nghề makeup là ngày 12/8 âm lịch.
ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp
Các nghề trong ngành làm đẹp đều có những ngày cúng Tổ khác nhau

Cách lập bàn thờ Tổ nghề của các nghề làm đẹp

Đối với tất cả mọi người thuộc các ngành nghề nói chung và những người trong ngành làm đẹp nói riêng thì ngày cúng Tổ nghề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngoài việc đến nhà thờ Tổ cúng vái vào ngày giỗ, nhiều người còn lập bàn thờ tại nhà để thờ tự, chăm lo hương hỏa.

Để lập bàn thờ Tổ nghề của các ngành làm đẹp, bạn cần chuẩn bị bài vị và các vật phẩm thờ cúng khác như lư hương, đôi chân nến, mâm quả, đèn, lọ hoa, ống đựng nhang, chén nước,…

Đây là một số vật phẩm thờ cúng cơ bản dành cho việc thờ Tổ nghề mà bạn có thể tham khảo. Tùy vào điều kiện và mong muốn của bản thân để sắm sửa sao cho phù hợp và đầy đủ nhất, tuy nhiên bài vị và lư hương là yếu tố quan trọng nhất cần phải có trên bàn thờ.

Bàn thờ tổ nghề
Nên đặt bàn thờ Tổ nghề ở những nơi trang nghiêm, yên tĩnh

Nên đặt bàn thờ Tổ nghề ở nơi yên tĩnh, thanh tịnh để tỏ lòng tôn kính với Tổ nghề, bên cạnh đó nên đặt ở nơi cao, tránh ồn ào huyên náo để bàn thờ toát lên vẻ linh thiêng và trang trọng vốn có.

Các vật phẩm thờ cúng cần sắp sếp một cách khoa học, chuẩn nghi thức truyền thống với bài bị nằm ở vị trí trung tâm phía sau, chính giữa ở phía trước là lư hương, bình hoa bên trái còn mâm quả bên phải của bàn thờ, đôi chân nến ở hai bên,…Ngoài ra, gia chủ có thể cân nhắc về cung mệnh, tuổi tác của bản thân để đặt bàn thờ đúng hướng theo phong thủy nhằm thu hút tài lộc và may mắn.

Các bước chuẩn bị cho lễ cúng Tổ nghề nail, spa, makeup, salon,…

Chuẩn bị mâm cúng và các lễ vật cần thiết như thế nào trong ngày giỗ Tổ nghề là vấn đề khiến nhiều người làm ngành làm đẹp quan tâm

Mâm lễ vật cúng Tổ nghề làm đẹp

Trước khi cúng Tổ nghề, bạn cần chuẩn bị mâm lễ thật đầy đủ, tươm tất theo điều kiện kinh tế của bản thân sao cho phù hợp nhất để thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn của mình. Dưới đây là các lễ vật thường có trên mâm giỗ Tổ nghề làm đẹp:

  • Một bình hoa (nên ưu tiên các loại hoa như vạn thọ, cúc, đồng tiền, hướng dương,…)
  • Nhang cúng
  • Giấy cúng Tổ nghề
  • Nến
  • Gạo và muối
  • Trái cây cúng
  • 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 chung nước
  • Trầu cau
  • Gà luộc nguyên con kèm xôi trắng hoặc xôi gấc
  • Heo sữa quay
  • Giò, chả
Mâm cúng tổ nghề ngành làm đẹp
Mâm lễ vật cúng Tổ nghề ngành làm đẹp cần được bài trí và sắp xếp một cách gọn gàng, chỉn chu

Ngoài những đồ cúng cần thiết như nhang, đèn, giấy cúng, hoa, trái cây, gạo, muối,…các gia chủ có thể linh hoạt chuẩn bị các món ăn sao cho phù hợp, thuận tiện cho việc chuẩn bị của bản thân bởi quan trọng nhất vẫn nằm ở tấm lòng.

Mâm lễ chuẩn bị xong nên bài trí và sắp xếp một cách gọn gàng, chỉn chu trên bàn thờ. Tránh sắp xếp lộn xộn gây cảm giác bừa bộn và thiếu trang nghiêm.

Cách bày mâm cúng Tổ nghề làm đẹp

Sau khi chuẩn bị tươm tất, đầy đủ các lễ vật thì bài trí như thế nào cho đẹp mắt, chuẩn nghi thức cũng là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Nhìn chung việc sắp xếp mâm cúng Tổ nghề rất đơn giản. Các bạn có thể lưu cách sau để áp dụng cho lễ cúng của gia đình mình.

  • Phía trước mâm cúng đặt trái cây, 3 chung nước, 3 chung rượu, nến, nhang cúng, lư hương, gạo, muối, giấy cúng.
  • Xung quanh mâm cúng đặt đầy đủ chén đũa.
  • Những món mặn như heo quay, gà luộc, bánh chưng, giò chả thì đặt ở chính giữa bàn cúng.

Sau khi chuẩn bị mâm cúng và sắp xếp một cách tươm tất, gọn gàng, các gia chủ tiến hành lên hương, đọc văn khấn và bắt đầu các nghi thức cúng Tổ nghề.

Văn khấn cúng Tổ nghề nail, spa, makeup, salon,…

Theo truyền thống thì mỗi ngành nghề sẽ có các bài văn khấn cúng Tổ khác nhau, chính vì vậy trước khi lễ cúng diễn ra, bạn nên chuẩn bị cho mình một bài văn khấn thật chi tiết, đúng lễ để lễ cúng diễn ra một cách ý nghĩa, trọn vẹn. Các bạn có thể tham khảo bài văn khấn Tổ nghề sau đây:

Bài văn khấn tổ nghề làm đẹp
Bài văn khấn cúng Tổ nghề dành cho các nghề làm đẹp như spa, nail, makeup, salon,…

Trong quá trình đọc văn khấn, các gia chủ lưu ý nên đọc với tốc độ chậm rãi, từ tốn. Bên cạnh đó phải thể hiện được sự thành tâm, biết ơn đến vị Tổ sư đáng kính để thông qua đó gửi gắm những ước nguyện chân thành của bản thân trong tương lai để được phù hộ độ trì.

Ý nghĩa của lễ cúng Tổ nghề làm đẹp

Như đã nói ở trên, Tổ nghề là những vị Đức Thánh Tổ, Tổ Sư có công lao đặt nền móng và truyền dạy nghề, chính vì thế cúng Tổ nghề là hành động vô cùng cao đẹp, thể hiện tấm lòng tri ân sâu sắc và đạo lý uống nước nhớ nguồn bao đời nay của dân tộc ta.

Cúng Tổ nghề là nét đẹp trong truyền thống nguồn cội truyền kiếp của người Việt, vậy nên nó được xem là nghi lễ quan trọng rất đáng được gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ làm nghề.

Bên cạnh đó, nghi thức này còn mang ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc trong đời sống tinh thần của mỗi người. Người ta quan niệm rằng nếu thành tâm khấn vái, chuẩn bị lễ lộc đầy đủ thì chắc chắn Tổ Sư sẽ hiển linh và chứng giám, phù hộ cho công việc được thuận lợi và tốt đẹp.

Khi đã thực hiện nghi lễ cúng Tổ nghề, bản thân mỗi người làm nghề sẽ cảm thấy an tâm và tự tin hơn bởi niềm tin mãnh liệt vào ơn trên. Thực tế đã chứng minh rằng sự thành tâm, tôn kính dành cho Tổ nghề luôn được hồi đáp xứng đáng, vậy nên ngày càng nhiều người tin tưởng và thực hiện việc cúng bái, hương hỏa một cách cẩn thận, chỉn chu.

Ngoài ra, ngày cúng Tổ nghề làm đẹp còn là cơ hội để mọi người sum họp lại với nhau, cùng trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm trong nghề để gắn kết tình cảm, tạo dựng mối quan hệ thân thiết để hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Trên đây là một số thông tin cơ bản, cần thiết nhất cho việc thờ cúng Tổ nghề làm đẹp. Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn có thể tự tin chuẩn bị tổ chức một lễ cúng Tổ nghề tại gia đầy đủ và tươm tất nhất để cầu nguyện và bày tỏ tấm lòng thành kính của mình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

thờ cúng tổ nghề

Tổ nghề là gì? Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Tổ Nghề tại Việt Nam

Tổ nghề là truyền thống tốt đẹp ở các làng nghề Việt Nam nhằm thể hiện sự biết ơn với các vị có công sáng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email