Tổ nghề là gì? Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Tổ Nghề tại Việt Nam

Tổ nghề là truyền thống tốt đẹp ở các làng nghề Việt Nam nhằm thể hiện sự biết ơn với các vị có công sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho người dân. Truyền thống này thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” vô cùng quý bàu của dân tộc ta. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về khái niệm Tổ nghề và tín ngưỡng thờ Tổ nghề tại Việt Nam qua bài viết sau đây.

Tổ nghề là gì?

Tổ nghề còn có những tên gọi khác như Tổ sư, Thánh sư, Nghệ sư, dùng để chỉ những người có công ơn phát minh, sáng lập và lưu truyền, phổ biến một nghề nào đó trong nhân dân (thường là những nghề thủ công mĩ nghệ).

Tổ nghề là những người đầu tiên có công sáng lập và dạy nghề cho dân chúng để giúp họ có cuộc sống ấm no, đủ đầy, hạnh phúc nên được người dân rất biết ơn và tôn thờ như một vị Thánh.

Những vị Tổ sư này có người có tiểu sử rõ ràng nhưng cũng có những người được tôn thờ dựa trên những nhân vật hư cấu theo truyền thuyết dân gian. Đa phần người dân thường tìm cách để thần thoại hóa nhằm tăng tính linh thiêng cho những vị Tổ nghề mà mình tôn thờ.

tín ngưỡng thờ tổ nghề
Thờ cúng Tổ nghề là cách để hậu nhân thể hiện lòng tri ân với những vị đã có công ơn khai mở, truyền dạy nghề cho nhân dân

Tuy nhiên, dù các bậc Tổ sư ấy có được thần thánh hóa đến đâu thì bản thân họ vẫn là những con người rất thực, rất đời thường ngay giữa cộng đồng và có công ơn khai mở, truyền thụ một ngành nghề nào đó cho người dân.

Những người làm nghề thường sống quần tụ với nhau thành làng nghề, phường nghề và để thể hiện lòng biết ơn những vị có công sáng lập và truyền nghề cho mình, họ thờ phụng các vị tổ nghề mà mình đang làm.

Có thể nói thờ tổ nghề là cách để mọi người thể hiện sự tri ân, tôn kính của bản thân với các vị tiền nhân có công lao khai mở, truyền dạy nghề cho nhân dân. Đồng thời qua đó, người ta gửi gắm những ước mong về sự phát triển và thịnh vượng hơn nữa về nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Tín ngưỡng thờ Tổ nghề tại Việt Nam

Có thể nói, ở nước ta, hầu hết tất cả mọi người đều có chung khunh hướng thờ Tổ. Không chỉ là các vị gia tiên tiền tổ trong gia đình mà là tất cả các vị Tổ. Đây là truyền thống vô cùng tốt đẹp của Việt Nam, thể hiện bản sắc riêng trong văn hóa thờ cúng nước ta bởi trên thế giới không có nhiều dân tộc cùng chung khuynh hướng thờ Tổ nghề.

Gắn với phong tục thờ Tổ nghề, ban đầu người dân chỉ làm vài món ăn đơn giản để tưởng nhớ công ơn của những người truyền dạy nghề cho mình nhưng lâu dần, người ta lập bát hương, xây miếu, điện thờ rồi tổ chức các nghi thức, lễ hội mang tính chất tri ân, cầu mong sự ấm no hạnh phúc và tôn vinh ngành nghề.

Tín ngưỡng thờ Tổ nghề cũng giống với đạo hiếu thờ phụng ông bà tổ tiên của dân tộc ta. Dù chỉ phát triển theo từng làng nghề, từng khu vực với quy mô không lớn, không xây dựng thành một hệ thống tổ chức xã hội nhưng trong tâm trí mỗi nghệ nhân trong làng nghề ấy thì mặc nhiên ai cũng hướng tới các vị Tổ sư, Thánh sư với lòng biết ơn chân thành nhất.

tín ngưỡng thờ tổ nghề
Mỗi làng nghề ở nước ta đều có tổ nghề, nhất là những nghề có lịch sử phát triển lâu đời

Theo thống kê, nước ta có khoảng 5.400 làng nghề, trong đó có khoảng 2.000 làng nghề truyền thống và đa số các làng nghề ở Việt Nam đều có Tổ nghề, nhất là những làng nghề nổi tiếng là có lịch sử phát triển lâu đời.

Ở các làng nghề tại Việt Nam, ngoài việc lập các miếu, đền, đình thờ Tổ nghề để thờ cúng chung cho cả làng nghề thì người dân còn lập bàn thờ tại gia. Đặc biệt ở nhiều địa phương, người ta còn tôn Tổ nghề lên làm Thành Hoàng làng, tức vị thần cai quản, hộ mệnh và che chở phù hộ cho dân làng.

Hầu hết các nghề đều có tổ nghề, có khi nhiều người cùng làm tổ của một ngành nghề nên mỗi nơi thờ một vị Tổ khác nhau, nhưng cũng có khi một người làm tổ nhiều ngành nghề. Chưa có số liệu cụ thể nhưng ước tính nước ta có khoảng 130 vị tổ nghề.

Có thể nói vì có tín ngưỡng thờ Tổ nghề, những làng nghề truyền thống mới được lưu truyền và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bởi những nghề này thường phát triển theo hướng cha truyền con nối, những hậu nhân trong gia đình vốn thấm nhuần với văn hóa thờ cúng Tổ nghề và quen thuộc với công việc của gia đình nên thường có xu hướng nối nghề các tiền nhân đi trước.

Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Tổ nghề của nước ta

Có thể nói tín ngưỡng thờ Tổ nghề của nước ta có ý nghĩa rất lớn đối với không chỉ đời sống văn hóa tinh thần mà còn cả kinh tế xã hội, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người dân làng nghề.

Vai trò trong đời sống tinh thần

Tín ngưỡng thờ Thổ nghề chính là sợi dây vô hình kết nối những người cùng làng nghề với nhau và mang ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc. Những nơi được lập ra để thờ phụng như miếu, đền, đình thờ trước hết là nơi thờ cúng, tưởng nhớ đến các vị Tổ sư, tuy nhiên đây còn là địa điểm sinh hoạt chung của phường nghề, giúp cố kết tinh thần cộng đồng.

thờ tổ nghề
Tín ngưỡng thờ Tổ nghề đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt Nam

Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ Tổ nghề còn góp phần giáo dục đạo đức, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ sau, giúp con cháu hiểu thêm về công lao của Tổ nghề để qua đó biết khắc ghi công ơn đối với các bậc tiền nhân đời trước đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ.

 

Không những thế, tín ngưỡng này còn góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của đất nước ta. Tuy thờ cúng Tổ nghề chỉ là tín ngưỡng của một bộ phận người Việt nhưng nó vẫn mang bản sắc riêng, thể hiện phong tục tập quán của từng khu vực. Nếu mất đi tín ngưỡng này thì những di tích thờ cúng Tổ nghề, những tục lệ, tập quán, hương ước của cộng đồng cũng không còn.

Vai trò về đời sống kinh tế xã hội

Việc thờ cúng Tổ nghề sẽ giúp tất cả mọi người trong làng nghề kết nối, liên hệ với nhau nhiều hơn, từ đó làm sản sinh ra sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất để góp phần tạo ra những sản phẩm thật chất lượng để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Bên cạnh đó, vào những dịp giỗ tổ, lễ tết hay sóc vọng thường có lễ trình nghề, đây là hình thức để giới thiệu sản phẩm mới và chất lượng của làng nghề đến gần hơn với người tiêu dùng.

làng ghề làm gốm
Thờ cúng tổ nghề còn có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế

Việc xây dựng một làng nghề vững mạnh, có sự kết nối mọi người thông qua hoạt động thờ cúng cũng góp phần tạo dựng uy tín của làng nghề, cùng nhau xây dựng thương hiệu nổi tiếng để thu hút khách hàng.

Có thể nói, thờ cúng Tổ nghề là phong tục vô cùng tốt đẹp thể hiện thái độ tri ân với những bậc tiền nhân đã tìm cách chỉ ra đường đi nước bước cho thế hệ sau hướng tới tương lai hạnh phúc, sung túc hơn. Đến ngày nay, đạo hiếu – lễ – nghĩa không chỉ được thể hiện thông qua tục thờ cúng tổ tiên mà còn là thờ các vị tổ làng, tổ nghề.

Hy vọng qua những thông tin mà Tranh thờ Đức Phát cung cấp trên đây, bạn đọc sẽ có thêm nhiều hiểu biết hữu ích về tín ngưỡng thờ cúng Tổ nghề tại Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email