Tổ Đường là gì? Ý nghĩa chữ Phụng Tổ Đường trên hoành phi câu đối

Ở những nơi trang nghiêm như ban thờ gia tiên, dòng họ, nhà thờ mẫu, nơi thờ chư vị thần linh, người ta thường treo những bộ hoành phi câu đối chữ Phụng Phổ Đường, tuy nhiên ý nghĩa của chữ này là gì thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Tranh thờ Đức Phát tìm hiểu khái niệm của Tổ Đường và ý nghĩa chữ Phụng Tổ Đường và trong bài viết dưới đây.

Tổ đường là gì? Ý nghĩa của tổ đường

Trong văn hóa của người Việt Nam ta từ bao đời nay, thờ cúng ông bà tổ tiên là truyền thống vô cùng quý báu luôn được ưu tiên hàng đầu thể hiện sự biết ơn, tri ân của con cháu với các bậc tiền nhân – những người có công ơn sinh dưỡng, bồi đắp và lưu giữ huyết mạch của dòng họ.

Việc thờ cúng ông bà tổ tiên thường được thực hiện trong không gian tổ đường. Tổ ở đây nghĩa là tổ tiên, ông cha trong dòng họ còn đường nghĩa là gian nhà lớn. Tổ đường hiểu đơn giản là ngôi nhà rộng lớn dùng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ.

Ngày xưa, vì điều kiện kinh tế không cho phép nên nhiều dòng họ không có nhà thờ tổ riêng mà chỉ xây một đài lộ thiên dựng bia đá để ghi tên thụy hiệu của tổ tiên. Ngày nay, khi đời sống được nâng cao, người ta có điều kiện xây dựng nơi thờ phụng gia tiên trang nghiêm và hoàng tráng hơn để con cháu đời đời thờ phụng, gìn giữ hương hỏa dòng tộc.

tổ đường thờ cúng tổ tiên
Tổ đường là ngôi nhà thờ tổ dùng cho việc thờ cúng gia tiên của một dòng họ

Tổ đường thường mang lối kiến trúc tương tự như các ngôi đền, ngôi miếu thờ của văn hóa nước ta, là nơi để con cháu thờ cúng tổ tiên, tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với các bậc tiền nhân đời trước.

Đối với bậc con cháu, tổ đường đóng vai trò vô cùng ý nghĩa trong đời sống tinh thần. Là nơi nuôi dưỡng tình yêu thường, sự hiếu kính với ông bà cha mẹ, nơi lưu giữ những truyền thống tốt đẹp và là niềm tự hào của cả tông chi họ hàng.

Vai trò của hoành phi câu đối trong không gian thờ

Theo phong tục thờ cúng từ ngàn đời nay thì ở những nơi linh thiêng như đình, đền, nhà thờ tổ hay ban thờ gia tiên thường được treo các bức hoành phi câu đối vô cùng trang nghiêm.

Hoành phi câu đối là tên gọi chung mà dân gian vẫn thường hay gọi, tuy nhiên trong bộ hoành phi câu đối thường chia ra hai phần là 1 bức hoành phi và 2 câu đối.

Hoành phi thường được trang trí bằng khổ chữ nhật nằm ngang với kích thước tùy ý, thường được chạm khắc với những chi tiết như rồng phụng, hoa sen và được treo ở chính giữa ban thờ, ở vị trí cao và trang trọng nhất.

Câu đối là 2 tấm bảng có hình chữ nhật thường được đặt đối xứng hai bên bàn thờ. Nó thường được thiết kế khá đơn giản, chủ yếu chỉ tập trung vào nội dung câu đối với những hàm ý sâu xa được đề lên trên đó.

Tùy theo nơi thờ cúng mà người ta thường sẽ lựa chọn bức hoành phi câu đối có nội dung sao cho phù hợp với bậc thần thánh đang thờ phụng.

Hoành phi câu đối ở Tổ Đường thường mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện lời răn dạy của tổ tiên với con cháu đời sau, thường là những vấn đề liên quan đến đạo đức, luân lý đời thường, cách đối nhân xử thế,…

Hoành phi câu đối Phụng Tổ Đường
Hoành phi câu đối Phụng Tổ Đường mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, thường thể hiện lời răn dạy của tổ tiên với con cháu

Hoành phi câu đối là sự cân xứng giữ các đại tự và câu đối hai bên, thường có nội dung là ca ngợi công đức hoặc thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Bên cạnh đó, nó còn mang ý nghĩa về việc giáo dục chữ Hiếu – điều mà bất cứ ai cũng phải đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, hoành phi câu đối còn có thể ca ngợi tình đoàn kết, lòng yêu nước, tình cảm gia đình,…

Vì được treo ở nơi trang nghiêm nên hoành phi câu đối mang tính chất nghi lễ và truyền thống vô cùng cao, không những thế còn mang giá trị nghệ thuật hết sức to lớn.

Nhiều bộ hoành phi câu đối có tuổi thọ lâu đời chính là di sản quý báu của cha ông ta. Hơn thế, treo hoành phi trong tổ đường, ban thờ gia tiên còn được cho là có tác dụng mang đến nhiều may mắn, bình an cho con cháu đời đời.

Ý nghĩa của chữ Phụng Tổ Đường trên hoành phi

Hoành phi chữ Phụng Tổ Đường là một trong các mẫu hoành phi câu đối được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của ba chữ ấy.

Phụng Tổ Đường phiên âm theo Hán tự là  福满堂, nghĩa là phúc mãn đường. Ngày nay trên các bức hoành phi, người ta có thể viết bằng ba chữ Hán trên hoặc viết ý nghĩa trực tiếp là “Phụng Tổ Đường”. Tuy nhiên nhiều người vẫn ưa thích dùng Hán tự bởi nó mang nét cổ kính, nghiêm trang hơn cho không gian thờ phụng.

hoành phi câu đối phụng tổ đường
Mẫu tranh thờ Phụng Tổ Đường (Phúc Mãn Đường) tại Tranh Thờ Đức Phát khi trưng bày thực tế

Giải thích bằng cách chiết tự thì phụng nghĩa là thờ phụng, phụng sự, còn tổ đường là nơi thờ gia tiên. Hiểu một cách khái quát thì ba chữ Phụng Tổ Đường có nghĩa là thờ phụng, cúng kính tổ tiên.

Chữ Phụng Tổ Đường trên bức hoành phi câu đối mang ý nghĩa đề cao truyền thống uống nước nhớ nguồn của con người Việt Nam. Ở đó con cháu đời đời phải có trách nhiệm thờ cúng gia tiên tiền tổ, giữ gìn hương hỏa và huyết mạch dòng tộc.

Việc thờ cúng gia tiên đã trải qua hàng ngàn thế hệ, ý nghĩa của ba chữ này còn mang nghĩa răn dạy, giáo huấn con cháu phải luôn nhớ về nguồn cội, khắc ghi công ơn của các vị tiền nhân đi trước.

Chữ Phụng Tổ Đường trên hoàng phi câu đối còn mang ý nghĩa nhiều hơn thế bởi nó thể hiện nét đẹp trong truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc ta, đã trải qua nhiều thế hệ và được lưu truyền rộng rãi đến mãi ngàn sau.

Cách treo hoành phi câu đối chuẩn nghi thức

Hoành phi câu đối có nhiều kích thước, kiểu dáng, mẫu mã khác nhau, chính vì vậy cần lựa chọn sản phẩm có kích thước phù hợp với không gian nơi thờ cúng để đảm bảo tính thẩm mỹ. Đây là một bộ không thể tách rời và khi treo hoành phi câu đối cần lưu ý những quy tắc sau đây.

Đối với ban thờ gia đình có không gian nhỏ, gia chủ nên treo hoành phi câu đối chính giữa và ở trên bàn thờ khoảng từ 20 đến 40cm. Hai câu đối có thể ốp lên 2 cột phía trước nàn thờ để tiết kiệm không gian.

Đối với ban thờ có không gian tương đối rộng lớn thì gia chủ có thể treo 2 câu đối lên tường. Lưu ý nên treo thấp hơn hoành phi một chút và hai bên phải cân đối, đều nhau để bảo đảm tính thẩm mỹ.

Còn đối với không gian nhà thờ Tổ Đường, thông thường câu đối sẽ được ốp lên 2 cột nhà thay vì treo trên tường hay cột bàn thờ, bức hoành phi sẽ được treo ngay ngắn ở chính giữa phía bên trên.

Thông thường ở những nhà thờ lớn thường treo 2 lớp hoành phi câu đối, một lớp bên ngoài phía trước bàn thờ và một lớp bên trong ngay phía trên bàn thờ.

Nếu các bạn có đang có nhu cầu tìm mua các loại tranh thờ cúng để treo ở bàn thờ gia tiên, dòng họ, nhà thờ mẫu, thờ chư vị thần linh,…thì có thể cân nhắc lựa chọn cơ sở Tranh thờ Đức Phát. Đây là địa chỉ uy tín có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc chế tác tranh thờ với chất lượng hàng đầu trên thị trường hiện nay.

bài vị thờ tổ đường
Mẫu bài vị thờ Tổ Đường chữ Hán được chế tác tại Tranh thờ Đức Phát

Tất cả sản phẩm của chúng tôi đều được chế tác từ chất liệu mạ vằng 24k cao cấp nhất với nền nhung, mặt kính, khung gỗ cực kỳ sang trọng, đảm bảo độ bền đẹp suốt thời gian dài sử dụng.

Tóm lại, thờ cúng gia tiên là nghi thức quan trọng, thể hiện đạo lý hiếu kính với ông bà tổ tiên mà bất kì ai trong chúng ta cũng cần bảo tồn, lưu giữ. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giải đáp cho các bạn thế nào là Tổ Đường và ý nghĩa của chữ Phụng Tổ Đường trên hoành phi câu đối.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email