Bàn thờ Thần Tài Ông Địa gồm những gì? Cách bố trí đúng

Khi đã lập bàn thờ Thần Tài, Ông Địa, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ vật thờ cúng và sắp xếp đúng cách các vật thờ này. Điều này không chỉ giúp không gian thờ cúng được  trang trọng, đẹp mắt mà còn góp phần mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Hướng đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa hợp phong thủy

Thờ Thần Tài Ông Địa là một tín ngưỡng lâu đời của người dân Việt Nam, người làm việc kinh doanh mua bán xem việc thờ Thần Tài Ông Địa giúp công việc được thuận lợi, luôn có “quý nhân phù trợ” giúp nâng đỡ. Do đó hướng đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa rất được nhiều người quan tâm. Nguyên tắc quan trọng và cơ bản nhất là gia chủ nên đặt bàn thờ ở nơi thoáng đãng, không cản trở hay bị che lấp bởi đồ vật.Tuyệt đối không đặt bàn thờ ở vị trí u ám, nhiều bụi bẩn hay  hướng bàn thờ vào khu vực tối tăm.

Khi đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa thì hướng đón lộc từ bên ngoài và hướng tốt cho gia chủ quan trọng không kém. Trong đó Thiên lộc và Quý nhân tương đương với hướng Đông – Nam và Tây – Bắc là những hướng bàn thờ mang đến may mắn, sung túc nhất. 

Gia chủ nên chú ý, vị trí Thần Tài Ông Địa  cần đặt cho đúng. Theo hướng từ phía ngoài cửa nhìn vào thì Ông Địa nằm phía bên trái, Thần Tài nằm bên phải. Vị trí ở giữa lần lượt là hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy. Các hũ này sẽ thay mới vào mỗi cuối năm.

Bàn thờ thần tài ông địa gồm có những gì?

Những gia đình đã quen với việc thờ cúng sẽ biết cách chuẩn bị bàn thờ đầy đủ, đúng với các yêu cầu trong phong thủy. Một số gia đình sẽ có những chi tiết thêm, hoặc sắp xếp khác nhau nhưng gia chủ cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản. Đối với các gia đình làm công việc kinh doanh, mua bán, hoặc người làm việc văn phòng, tại gia nên chuẩn bị đầy đủ các vật thờ sau:

bàn thờ thần tài gồm những gì
Trọn bộ Bàn Thờ Thần Tài (Ảnh: Myankhang.com)

Bàn thờ

Kích thước bàn thờ Ông Địa Thần Tài có rất nhiều lựa chọn, phụ thuộc vào diện tích và kinh tế gia đình. Để đặt đủ đồ lên trên bàn thờ thì gia chủ nên chọn mẫu bàn thờ có kích thước lỗ ban 61 trở lên để thờ Ông Địa và Thần Tài. Ngoài ra còn có những bàn thờ to hơn dành cho những ai muốn thờ Ông Địa, Thần Tài, Thần Phát. 

Bài vị Thần Tài Ông Địa

Quan trọng thứ hai sau Bàn thờ chính là Bài vị Thần Tài Ông Địa. Đây là vật thờ cơ bản mà mỗi bàn thờ đều cần phải có. Vị trí đặt bài vị Thần Tài Ông Địa nằm ở trong cùng và sau lưng tượng thờ Thần Tài Ông Địa. Hiện nay Bài vị Thần Tài Ông Địa ngoài mẫu điêu khắc truyền thống còn có Bài vị dát vàng.

Bát hương

Bát hương là vật thờ không thể thiếu khi thờ cúng. Lưu ý đối với bàn thờ Thần Tài Ông Địa thì phía trên cần có mặt nguyệt hướng thẳng ra ngoài. Ban đầu khi mới lập bàn thờ Thần Tài Ông Địa, gia chủ nên thành kính thắp hương khoảng 1 tuần đầu, khi thắp hương cũng phải đảm bảo chén nước trên bàn thờ được rót đầy. 

Lễ vật cúng không quan trọng về số lượng hay chất lượng, quan trọng là người cúng cần có sự chân thành kính bái, cầu mong phúc đức cho gia đình. Với những bát hương được bốc từ chùa, trước tiên phải thực hiện nghi thức rước bát hương về và sau đó đặt bát hương lên bàn thờ cùng lễ vật thờ cúng, việc chọn ngày bốc và đặt bát hương tùy vào mỗi gia đình.

Tờ hiệu

Với nhiều gia đình khi thờ cúng Thần Tài Ông Địa sẽ không có tờ hiệu vì cho rằng không quan trọng. Tuy nhiên, đây là vật thờ rất quan trọng vì trên tờ hiệu sẽ viết tên Gia chủ cùng với tên người được thờ. Nếu thiếu Tờ hiệu thì việc thờ cúng sẽ giảm tính trang nghiêm và thể hiện sự thiếu thành ý của gia chủ. Tờ hiệu sẽ được in giấy vàng, chữ đỏ bằng ngôn ngữ tùy thuộc gia đình quyết định. 

Hũ gạo và hũ muối

Khi chuẩn bị hũ gạo và hũ muối,, gia chủ sắp xếp sao cho hũ muối được đặt bên trái bàn thờ và hũ gạo đặt bên phải bàn thờ. Để việc thờ cúng được chỉn chu, gia chủ nên kiểm tra hũ gạo và muối hàng tháng để xem các hũ này có bị mốc, hay bụi bẩn đóng nhiều không. Thông thường thời gian lý tưởng để thay gạo và muối mới là 2-3 tháng. Không nên đổ hết phần gạo cũ mà chỉ nên đổ lớp lặt trên bị bẩn, còn phần gạo ở dưới nên đổ vào thùng gạo gia đình để nhận lộc.

Đĩa trái cây

Không nhất thiết lúc nào trên bàn thờ Thần Tài Ông Địa cũng cần cúng trái cây. Mỗi tuần cúng trái cây một lần và không để trái cây chín hư trên bàn thờ là những điều cần lưu ý. Ngoài ra quan niệm dân gian cũng cho rằng, khi cúng trái cây thì không nên để đĩa trái cây cao quá mặt nguyệt của bát hương

Khay nước

Khi lập bàn thờ Thần Tài Ông Địa, khay nước sẽ được đặt cố định trên bàn thờ. Số lượng chén nước là 3 hoặc 5 chén tùy theo mỗi gia đình. Thông thường khay nước được thờ gồm 3 chén chứa rượu, trà khô, nước. Một số gia đình thờ khay nước 5 chén gồm có rượu, trà khô, nước, gạo, muối

Bình hoa và ống hương

Tương tự như trái cây thờ trên Bàn thờ Thần Tài Ông Địa, hoa thờ không nhất thiết phải quá cầu kỳ, thay vào đó bạn nên chọn những loại hoa thờ lâu tàn để không phải thay hoa thường xuyên. Vị trí đặt bình hoa nằm phía bên trái của bàn thờ, và ống hương đặt bên phải. Vị trí này có thể thay đổi nếu như bàn thờ chật chội hoặc phong tục từng nhà.

 Long Quy

Một số gia đình có Long Quy trên bàn thờ Thần Tài Ông Địa. Long Quy là một trong hai linh với tượng khắc rùa đầu rồng mang ý nghĩa chấn sát. Vì thế các chuyên gia phong thủy cho rằng khi thờ cần phải đặt Long Quy ở đúng hướng quay ra cửa chính và vị trí đặt nên chọn phía bên trái của ban thờ.

Cóc tài lộc

Long Quy và Cóc tài lộc là những linh vật thường được đặt trên bàn thờ Thần Tài Ông Địa. Cóc tài lộc có 3 chân, trong dân gian thì Cóc tài lộc tượng trưng cho sự thu hút tiền tài,  thể hiện sự phục thiện. Vị trí của cóc tài lộc nên được đặt bên phải của bàn thờ, phần đầu Cóc tài lộc hướng vào bát hương. .

Gạo vàng Thần Tài

Đối với những gia đình làm việc kinh doanh, mua bán thì bàn thờ Thần Tài Thổ địa sẽ có gạo vàng Thần Tài.  Đây là vật phẩm phong thủy đem đến nhiều may mắn cho gia chủ. Với những sắp xếp phù hợp, các đồ vật tượng trưng phong thủy có thể đem lại những thay đổi tích cực cho việc kinh doanh, làm ăn của gia đình.  

Chuẩn bị bàn thờ Thần Tài Thổ Địa đầy đủ sẽ giúp bàn thờ trông sung túc hơn. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi sắp xếp bàn thờ Thần Tài Thổ Địa:

  • Mặt nguyệt bát hương nên được kê cao hơn mâm trái cây cúng
  • Vị trí đặt tượng thờ Thần Tài Ông Địa phải thông thoáng, không che lấp hướng mặt của thần linh.
  • Thường xuyên quét bụi, giữ vệ sinh cho bàn thờ sạch sẽ
  • Khi thắp hương khấn vái nên nghiêm túc bày tỏ sự thành kính

Cách sắp xếp vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ Thần Tài Ông Địa

Theo phong thủy sắp xếp bàn thờ phong thủy đúng cách có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sắp xếp đúng vị trí không những giúp cho bàn thờ đầy đủ, trang trọng hơn và đáp ứng tính thẩm mỹ trong không gian sống. Đồng thời còn thể hiện sự tận tâm của gia chủ đối với phong tục thờ cúng:

  • Phía trong của bàn thờ Thần Tài Thổ Địa  được cố định chắc chắn , không lỏng lẻo để tiền bạc không tụ được
  • Cá hũ cúng trên bàn thờ như rượu, nước, gạo không nên thay thường xuyên mà chỉ cần đợi đến cuối năm gia chủ mới nên thay.
  • Giữa bàn thờ đặt 1 bát hương, gia đình nên thắp hương hàng ngày hoặc không có thời gian thì nên đốt hương vào ngày rằm, mồng một hàng tháng hoặc ít nhất vào dịp lễ, tết. 
  • Tuyệt đối không xê dịch bát hương khi lau chùi bàn thờ, và khi lau chùi bàn thờ hạn chế dùng nước để lau..
  • Nên đặt lọ hoa ở bên tay phải, hoa cúng nên thay hàng tuần. Khi cúng thần tài nên chọn hoa hồng, hoa cúc, hoặc hoa ly….
  • Gia chủ nên thờ mâm trái cây bên tay trái, tốt nhất nên chọn ngũ quả đủ màu sắc, hoa quả còn xanh không nên chọn loại trái cây chín quá..
  • Nên chú ý rửa sạch 05 chén nước trước khi lấy nước. Tránh đổ nhiều nước để tràn ra bàn thờ rất không tốt.
  • Hàng tháng, vào ngày 14 âm lịch và ngày cuối tháng nên lau bàn thờ bằng nước sạch. Khăn lau là khăn sạch dùng để lau riêng cho khu thờ Thần Tài Thổ Địa.

Vì sao nên thờ Thần Tài – Ông Địa?

Rất nhiều thắc mắc của các gia đình trẻ về việc có nên thờ Thần Tài – Ông Địa hay không? Trước tiên cần hiểu, Thần Tài – Ông Địa từ là 2 vị thần được Ngọc Hoàng phong cho là địa tiên nhất đẳng chánh thần. Hai vị thần này là đại diện cho 10 vị thần trấn giữ gia đạo mỗi gia đình. 

  • Thần Tài đại diện cho 5 vị thần là Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài, Hắc Thần Tài và Hoàng Thần Tài. Thần Tài là vị thần phụ trách việc cai quản tiền bạc và tài lộc. Vì vậy những người làm công việc kinh doanh, mua bán rất kính trọng và tín ngưỡng vị thần này.
  • Ông Địa là thần chuyên cai quản đất đai và gia đạo, đại diện cho Thanh Đế, Bạch Đếm, Xích Đế, Hắc Đế và Huỳnh Đế. Ông Địa thường được biết đến là vị thần luôn vui vẻ, hào sảng. Ông Địa đại diện cho phong cách đặc trưng của người Nam Bộ, người dân làm nông nghiệp xem thổ địa là vị thần đem đến may mắn, mùa vụ bội thu.

Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa từ lâu đã là nét tín ngưỡng được lưu truyền qua nhiều thế hệ của người dân Việt Nam.  Ở mỗi gia đình có thể thờ cúng theo những cách khác nhau, nhưng mục đích thờ cúng đều mong muốn công việc kinh doanh thuận lợi,  phát đạt. Vì vậy trong những gia đình làm ăn, kinh doanh, buôn bán lớn nhỏ sẽ không thể thiếu bàn thờ Thần Tài – Ông Địa..Thờ Thần Tài – Ông Địa là hai vị thần không thể thiếu trong mỗi gia đình cầu phước lộc. 

Vì sao bàn thờ Thần Tài lại đặt dưới đất?

Hầu như các bàn thờ, cúng đều được đặt trên cao, thể hiện sự tôn kính đối với thần linh. Tuy nhiên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa được đặt dưới đất. Điều này được nhiều bậc cao niên phân tích nhằm  phân biệt không gian thờ cúng tổ tiên và không gian thờ Thần Tài .Trên hết không gian thờ cúng  tổ tiên phải được đặt trên cao chỉ sau bàn thờ Phật. 

Một số giải thích cho rằng, truyền thuyết Thiên – Địa – Nhân kể rằng  Thần Tài và Thổ địa đều là những  vị thần được sinh từ đất, tuy vậy vị thần tài nào cũng sạch sẽ và gọn gàng.  Thần Tài và Thổ địa cũng là những vị thần được người dân tôn trọng bởi sự gần gũi và bình dị, mang đến không khí an yên cho gia đình. Vì thế mặc dù thờ cúng Thần Tài Thổ Địa dưới Đất nhưng gia chủ phải thường xuyên quét dọn khu vực xung quanh nơi thờ cúng.  

Nhiều thắc mắc liên quan đến việc thờ Thần Tài Thổ Địa ở hướng nào. Nếu bàn thờ thần linh  đặt sai hướng không chỉ ảnh hưởng đến đường tài lộc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Tốt nhất bạn nên đặt bàn thờ thần tài hướng ra cửa và tuân thủ theo 2 nguyên tắc, sao cho ông địa nằm ở hướng dễ dàng quan sát khách ra vào , bàn thờ Ông Địa Thần Tài nên thông thoáng phía trước, không có vật cản trở hướng đón tài lộc vào nhà. 

Với một số gia đình làm ăn, kinh doanh xem trọng phong thủy, có thể xem tuổi, xem cung sẽ giúp chọn được hướng đặt bàn thờ Thổ Địa Thần Tài phù hợp. “ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” – việc thờ cúng sẽ giúp gia đình ấm áp, an tâm và từ đó gặt hái nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có cách chuẩn bị và sắp xếp phù hợp hơn khi lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa. Phong tục thờ cúng không chỉ là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam mà qua nhiều thế hệ, thờ cúng thần linh cũng ảnh hưởng đến tài lộc, bình an và thu hút vận may đến với công việc và cuộc sống.. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email