Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng lên lễ vật nhằm bày tỏ lòng thành của mình và cầu nguyện sự may mắn, thuận lợi trong quá trình làm nghề và cuộc sống. Vậy Tổ nghề sân khấu là ai, ngày giỗ là ngày nào, mâm cúng và bài văn khấn ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin ấy qua bài viết dưới đây.

Tổ nghề sân khấu là ai?

Tổ nghề còn được gọi với những cái tên khác như Đức Thánh Tổ hay Tổ Sư dùng để chỉ những người có công lớn đối với việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó. Nhằm ghi nhớ công ơn của những vị này, các thế hệ sau đã suy tôn họ lên làm Tổ nghề để thường xuyên thờ phụng, cúng bái.

Có nhiều giai thoại về ngày Tổ nghề sân khấu Việt Nam, một trong những giai thoại phổ biến nhất chuyện về 2 hoàng tử khôi ngô mê hát. Có một vị vua nọ đã lớn tuổi rồi mà vẫn chưa có con, vua thường xuyên tổ chức những buổi lễ cầu con và tại mỗi lễ đó, nhà vua đều cho người đàn hát.

Một trời gian sau, hoàng hậu mang thai và hạ sinh được hai hoàng tử rất bảnh bao, khôi ngô. Tuy nhiên hai hoàng tử này rất mê coi hát, đến mức quên ăn quên ngủ và không quan tâm đến việc triều chính.

Vua thấy vậy bèn hạ lệnh cấm họ không được đi xem hát nữa, tuy nhiên cả hai đã lén đi và không may qua đời trong lần đó, ngày ấy là 12 tháng 8 Âm lịch. Linh hồn của họ ở lại sân khấu và phù hộ, độ trì cho những người theo nghiệp cầm ca. Từ đó, ngày 12 tháng 8 âm lịch hằng năm được chọn làm ngày cúng Tổ nghề sân khấu.

Cúng tổ nghề sân khấu
Lễ cúng Tổ nghề sân khấu thường diễn ra với quy mô lớn

Những người theo nghề sân khấu thường sẽ tôn thờ ba vị Tam Thánh Tổ gồm có:

  • Tiên sư: Khai sáng ra nghề sân khấu
  • Tổ sư: Nối tiếng và lưu truyền nghề
  • Thánh sư: Soạn tuồng.

Đây được xem là ba vị có công lao sáng lập ra nghề sân khấu. Trong mỗi nhánh nhỏ trong nghề sâu khấu như kịch, tuồng chèo, cải lương, hát bội, múa rối,…lại có những vị Tổ nghề khác nhau, ví dụ như:

– Các vị tổ nghề sân khấu tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn

– Ông tổ nghề sân khấu cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú (Châu Văn Tú)

– Ông tổ nghề sân khấu kịch nói: Vũ Đình Long

– Ông tổ nghề sân khấu sân khấu hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh

– Ông tổ nghề sân khấu ca trù: Đinh Dự Tổ nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương

– Bà tổ nghề trò Xuân Phả: Dương Thị Nguyệt

Các vị này đều là những người có công khai mở sáng lập và truyền dạy các loại hình sân khấu nêu trên nên được suy tôn lên làm tổ nghề và lập bàn thờ để thờ phụng, lo hương hỏa với mục đích tri ân, tưởng nhớ.

Tên gọi Tổ nghề sân khấu chính là tên gọi chung cho tất cả các ngành nghề theo thiên hướng nghệ thuật, thường là trình diễn trước công chúng chứ không phải là tên gọi riêng.

Ngày giỗ và cách cúng Tổ nghề sân khấu theo phong tục

Theo truyền thống từ xưa đến nay, ngày giỗ Tổ nghề sân khấu thường được tổ chức vào ngày 12 tháng 8 Âm lịch hằng năm. Từ năm 2011, Chính phủ nước ta cũng đã chính thức chọn ngày này làm ngày truyền thống Sân Khấu Việt Nam.

Vào ngày giỗ Tổ nghề, các nghệ sĩ thường tổ chức lễ cúng tại nhà hoặc cúng kính, dâng lễ vật ở nhà thờ tổ. Tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cúng Tổ nghề sân khấu sẽ có những đồ lễ khác nhau, thông thường sẽ có những lễ vật cơ bản sau đây:

  • 1 lọ hoa tươi.
  • 1 mâm ngũ quả.
  • 1 ván xôi
  • 1 con gà luộc.
  • 1 con heo sữa quay.
  • 5 bát cháo trắng hoặc 5 đĩa bánh chay.
  • 5 đĩa xôi.
  • 5 bát chè.
  • Muối, gạo, nước
  • Trầu cau, tiền vàng.
  • Nhang, đèn.
Mâm cỗ cúng tổ nghề
Ngày giỗ Tổ nghề là ngày vô cùng quan trọng nên mâm cúng thường chuẩn bị rất chu đáo, tươm tất

Cúng tổ nghề sân khấu và nghi lễ vô cùng quan trọng đối với các nghệ sĩ, do đó mà mâm cơm cúng cần chuẩn bị chu đáo, tươm tất, có như vậy thì Tổ nghề mới thương và phù hộ cho sự nghiệp phát triển, mọi việc đều được hanh thông, thuận lợi.

Theo truyền thống văn hóa xưa nay, nghề cúng tổ nghề sân khấu thường thực hiện theo những bước sau:

  • Trước tiên cần chuẩn bị đầy đủ các loại lễ vật và đồ cúng.
  • Sau khi chuẩn bị xong, tiến hành bài trí tất cả đồ cúng lên mâm. Thông thường xôi gà sẽ được bày chính giữa, phía tây đặt bình hoa, phía đông đặt hoa quả, các món còn lại đặt xung quanh mâm sao cho thật đẹp mắt.
  • Tiếp đến người làm lễ (thường là những nghệ sĩ gạo cội) sẽ thắp 3 nén hương và sẽ vái lại 3 cái, sau đó cách nghệ sĩ khác lần lượt ra thắp hương.
  • Chủ lễ tiến hành đọc văn khấn để mời tổ nghề và các vị thần linh đến thụ lễ. Lưu ý khi đọc bài khấn phải đọc to, rõ, chậm rãi và thể hiện được sự thành kính.
  • Đọc xong văn khấn, chủ lễ vái tiếp 3 lần, rót 3 tuần rượu và 3 tuần nước.
  • Đợi đến khi hương tàn thì vái thêm 3 vái, rót tiếp 1 tuần rượu và 1 tuần nước rồi đem tiền vàng đi hóa, gạo và muối vãi ra đường để các vong hồn thụ khoản.
  • Cuối cùng hạ lễ và thụ lộc.

Văn khấn cúng Tổ nghề sân khấu

Bên cạnh mâm lễ vật dâng cúng Tổ nghề sân khấu thì bài văn khấn cũng là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm gửi gắm những tình cảm chân thành và ước nguyện của người làm nghề đến với vị Tổ sư đáng kính. Dưới đây là bài văn khấn cúng Tổ nghề sân khấu chi tiết, đúng chuẩn lễ nghi truyền thống Việt Nam.

Văn khấn cúng tổ nghề
Bài văn khấn cúng Tổ nghề sân khấu chuẩn nghi thức truyền thống

Ý nghĩa của ngày giỗ tổ nghề sân khấu

Có thể nói ngày cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện vô cùng quan trọng đối với những cá nhân trong nghề. Cho dù có bận rộn cách mấy, các văn nghệ sĩ vẫn dành thời gian chuẩn bị mâm lễ vật tươm tất và đến dâng hương trước bàn thờ Tổ. Người ta quan niệm rằng, nếu không thành tâm, tôn kính với Tổ nghề thì các công việc sau này sẽ gặp nhiều rủi ro, trắc trở.

Cúng Tổ nghề sân khấu được xem như là ngày tết của các nghệ sĩ bởi tất cả mọi người đều rộn ràng chào đón ngày này với tất cả tấm lòng chân thành, biết ơn. Bên cạnh đó, đây còn là dịp để các nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên,…sum họp lại gặp gỡ và trò chuyện với nhau.

Ngoài ra, giỗ Tổ nghề sân khấu cũng là dịp để những cá nhân trong nghề thể hiện sự quan tâm chăm sóc và bày tỏ sự biết ơn đối với các bậc trưởng bối đi trước bằng những hành động như tặng quà, tới nhà thăm hỏi. Chính điều này đã giúp cho ngày Tổ nghề sân khấu trở nên ý nghĩa, thiết thực và ấm áp hơn.

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện đặt biệt ý nghĩa, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” vô cùng đẹp đẽ của dân tộc ta nhằm tri ân và tưởng nhớ những người đi đầu, có công lao rất lớn trong việc gây dựng và phát triển nghề.

Tặng quà cho nghệ sĩ
Vào ngày giỗ Tổ nghề, các nghệ sĩ thường tặng quà cho các bậc tiền bối đi trước

Chính vì những ý nghĩa to lớn đó mà ngày càng có nhiều người trong nghề chú trọng và quan tâm đến ngày giỗ Tổ nghề sân khấu, bên cạnh đó còn xây dựng nên nhiều nhà thờ Tổ hoặc rước bài vị Tổ nghề về nhà để chăm lo thờ phụng, hương hỏa.

Tóm lại, cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện quan trọng được nhiều người làm nghệ thuật vô cùng chú tâm. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ hiểu hơn về ý nghĩa, quy trình thực hiện của lễ cúng Tổ nghề sân khấu và biết cách chuẩn bị mâm cúng Tổ nghề đúng với phong tục truyền thống Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

thờ cúng tổ nghề

Tổ nghề là gì? Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Tổ Nghề tại Việt Nam

Tổ nghề là truyền thống tốt đẹp ở các làng nghề Việt Nam nhằm thể hiện sự biết ơn với các vị có công sáng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email