Văn khấn Thần Tài Thổ Địa hàng ngày, rằm, mùng 1 xin tài lộc, bình an
Thờ cúng Thần Tài Thổ Địa là tín ngưỡng rất phổ biến trong đời sống người Việt Nam ta bởi người ta quan niệm rằng, những gia đình nào thờ cúng hai vị thần này sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc và sung túc trong cuộc sống. Trong bài viết dưới đây, Tranh thờ Đức Phát xin gợi ý đến bạn mẫu văn khấn cúng Thần Tài Thổ Địa ngày thường, rằm, mùng 1 xin tài lộc và bình an tốt nhất.
Văn hóa thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa trong đời sống người Việt Nam
Thờ Thần Tài Thổ Địa là tín ngưỡng xuất hiện tương đối muộn (khoảng hơn 100 năm trở lại đây) nhưng là một trong những tín ngưỡng thờ cúng phổ biến nhất hiện nay ở nước ta.
Có thể thấy hiện nay, từ các ngôi miếu, đền, chùa, am thờ cho đến các hộ gia đình, các cửa hàng buôn bán, công ty, doanh nghiệp,… người ta đều thờ Thần Tài Thổ Địa với mong muốn cuộc sống sẽ được ấm no hạnh phúc, phát tài phát lộc, tất cả mọi việc đều an lành, tốt đẹp.
Thần Tài và Thổ Địa luôn được thờ phụng chung, tuy nhiên hai vị thần này lại có những đặc điểm và quyền năng khác nhau. Trong đó, Thần Tài chính là Phúc Đức Chánh Thần có nguồn gốc từ Trung Quốc còn Thổ Địa còn gọi là Thổ Công có nguồn gốc hỗn dung từ các nền văn hóa khác nhau.
Thần Tài được coi là đại diện cho may mắn, tài lộc và mang lại sự giàu sang, sung túc cho mỗi gia đình còn Thổ Địa là vị thần cai quản việc đất đai, nhà cửa. Hai vị thần này thường được thờ cúng chung trong một bàn thờ đặt sát đất và quay ra hướng cửa chính của mỗi ngôi nhà.
Thần Tài Thổ Địa được liệt vào danh sách các vị thần bảo gia, tức các vị thần linh bảo hộ cho gia đình, là những thần linh vô cùng gần gũi và quen thuộc trong đời sống văn hóa của người Việt ta.
Tín ngưỡng thờ Thần Tài Thổ Địa ngày càng có xu hướng lan tỏa mạnh mẽ và trở nên phổ biến trong đời sống người dân, nhất là những người làm ăn buồn bán với mong muốn sẽ nhận được sự “chiếu cố” và phù hộ cho buôn may bán đắt, tiền bạc của cải luôn dư giả, đong đầy.
Việc thờ cúng Thần Tài Tổ Địa cũng trở nên thường xuyên hơn, không chỉ riêng các ngày lễ Tết mà diễn ra quanh năm với nhiều lễ vật phong phú.
Cách chuẩn bị mâm cúng Thần Tài Thổ Địa
Khác với phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên, cúng Thần Tài Tổ Địa là việc diễn ra khá thường xuyên. Dù đã quá phổ biến với nhiều gia đình Việt nhưng không phải ai cũng biết cách chuẩn bị và bài trí mâm cúng Thần Tài Thổ địa đúng chuẩn phong tục lễ nghi.
Dưới đây là một số gợi ý về cách chuẩn bị và bài trí mâm cúng cho Thần Tài Thổ Địa mà bạn có thể tham khảo
Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì?
Việc chuẩn bị lễ vật đầy đủ để cúng Thần Tài Thổ Địa là cách để gia chủ thể hiện thành ý với hai vị thần bảo hộ đem lại may mắn và tài lộc cho gia đình mình. Thông thường, cúng Thần Tài Thổ Địa sẽ chuẩn bị các lễ vật như sau:
- Bộ tam sên: Gồm đủ 3 món là thịt heo quay hoặc luộc, 3 quả trứng luộc, 3 con cua hoặc tôm luộc. Ở miền Nam thường có thêm một con cá lóc nướng.
- Ngũ quả: gồm 5 loại trái cây
- 5 nén hương, 5 chén nước
- 2 cây đèn hoặc nến
- Thuốc lá (mở 2 điếu để ra ngoài)
- Gạo và muối hột
- Hoa cúng và bộ giấy tiền vàng mã
- Rượu trắng
Cách bài trí mâm cúng chuẩn truyền thống
Sau khi chuẩn bị các lễ vật một cách đầy đủ, tươm tất, các gia chủ nên bài trí, sắp xếp tất cả các lễ vật ấy lên bàn thờ sao cho phù hợp. Để bài trí mâm cúng Thần Tài Thổ Địa đúng chuẩn thì cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Từ ngoài cửa nhìn vào thì tượng Thần Tài đặt bên trái bàn thờ còn bên phải là tượng Ông Địa.
- Bát nhang nên đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ.
- Hũ gạo, hũ muối và nước sẽ đặt ở chính giữa hai ông
- Mâm hoa quả đặt bên trái bàn thờ còn bình hoa tươi sẽ đặt bên phải.
- Các loại đồ ăn bày biện một cách đẹp mắt và đặt vào những vị trí trống còn lại trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài.
Các bài văn khấn Thần Tài Thổ địa đúng và đầy đủ nhất
Sau khi chuẩn bị xong xuôi mâm lễ vật và hoàn tất việc sắp xếp đô cúng lên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, gia chủ tiến hành đọc văn khấn để tiến hành lễ cúng.
Văn khấn là yếu tố cực kỳ quan trọng nhằm thể hiện thành ý cùng sự tôn kính với mục đích mời hai vị thần bảo hộ gia đình về thụ hưởng lễ vật và chứng giám cho tấm lòng thành của gia chủ. Dưới đây là các bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa đúng chuẩn truyền thống nhất đã được chúng tôi chọn lọc và tổng hợp lại.
Đầu tiên là bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa dùng hàng ngày:
Tiếp theo là bài văn khấn dùng vào ngày rằm để cúng Thần Tài Thổ Địa:
Cuối cùng là bài văn khấn cúng Thần Tài Thổ Địa mùng 1:
Có thể nói văn khấn là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi nghi lễ cúng bái thần linh, nó chính là thứ giúp con người bày tỏ thái độ tôn trọng và thành kính, đồng thời gửi gắm lời niệm cầu mong các vị thần giúp đỡ.
Trên đây là các bài cúng khấn Thần Tài Thổ Địa phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày, các bạn có thể tham khảo các bài khấn trên và áp dụng cho gia đình mình.
Một số lưu ý cần biết khi thờ cúng Thần Tài Thổ Địa
Việc thờ cúng quan trọng nhất chính là sự kiêng kỵ sao cho phù hợp để tránh xảy ra sơ sót, gây thất lễ và tạo cảm giác thiếu sự kính trọng đối với vị thần mà mình thờ phụng.
Thông thường mỗi vị thần sẽ có những nguyên tắc thờ cúng khác nhau, riêng với Thần Tài Thổ Địa thì các gia chủ cần lưu ý một số điều sau để lễ cúng được diễn ra một cách chỉnh chu và hoàn hảo nhất
Trước hết, bàn thờ Thân Tài Thổ Địa nên được đặt sát đất hướng ra cửa chính ngôi nhà nhằm nghênh đón tài lộc và may mắn vào nhà. Nơi đặt bàn thờ cần phải thoáng mát, sạch sẽ, tránh thú cưng đến gần.
Đối với lễ vật dùng để cúng hai vị thần này tuyệt đối không được mua đồ giả và lễ vật dâng lên phải sạch sẽ, tươi ngon. Khi cúng xong cần hạ đồ lễ, nhất là trái cây xuống kịp thời tránh để hư hỏng trên bàn thờ gây mất lộc.
Bên cạnh đó, các gia chủ nên lau dọn bàn thờ Thổ Địa Thần Tài thường xuyên, nhất là vào các ngày rằm, mùng 1, mùng 10 hàng tháng.
Người ta cho rằng gạo, muối, rượu cúng dâng lên Thần Tài Thổ Địa đều được ban phước lành, chính vì thế không nên vãi ra đường mà giữ trong nhà để lưu tài giữ lộc.
Ngoài ra, thời gian thắp hương cho 2 vị thần trên cũng cần được lưu ý để tỏ lòng thành kính. Trong những ngày bình thường, giờ thắp hương tốt nhất là tầm 6-7h sáng và 6-7 giờ tối với khoảng 5 nén hương. Đối với các gia chủ mới lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thì nên thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để tụ khí.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về nghi thức thờ cúng Thần Tài Thổ Địa và các bài văn khấn ngày thường, rằm, mùng 1 để xin tài lộc và bình an tốt nhất. Hy vọng bài viết trên của Tranh thờ Đức Phát sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về 2 vị thần này và tìm được bài văn khấn cúng Thần Tài Thổ Địa chuẩn phong tục lễ nghi nhất cho gia đình mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!