Văn khấn rằm tháng 7 cúng Gia Tiên, Thần Linh theo văn hoá cổ truyền
Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm là một trong những dịp lễ hết sức quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt ta. Đây vừa là ngày Vu Lan báo hiếu cha mẹ nhằm bày tỏ lòng hiếu kính và sự biết ơn đối với đấng sinh thành, vừa là ngày xá tội vong nhân để ban phát, bố thí cho các vong linh lang thang không người thờ phụng.
Trong bài viết sau đây, Tranh thờ Đức Phát sẽ gợi ý đến bạn bài văn khấn rằm tháng 7 cúng gia tiên, thần linh theo văn hóa cổ truyền để lễ cúng diễn ra một cách trang trọng, đúng nghi lễ nhất.
Rằm tháng 7 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày rằm tháng 7
Rằm tháng 7 Âm lịch trước tiên gắn liền với lễ cúng cô hồn bắt nguồn từ Trung Quốc vào thời Đông Hán, có một Đạo giáo đưa ra quan niệm về việc cúng rằm tháng 7.
Họ gọi ngày này là tiết Trung Nguyên và cho rằng từ ngày 1 tháng 7 đến 30 tháng 7 âm lịch là khoảng thời gian mở cửa quỷ môn cho âm hồn trở về dương thế thị hưởng sự cúng tế của người trần gian.
Theo quan niệm của người Việt Nam, rằm tháng 7 còn là ngày lễ báo hiếu mẹ cha, được gọi là lễ Vu Lan. Đây là dịp để con cái tưởng nhớ và báo đáp công ơn của đấng sinh thành, dưỡng dục.
Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu
Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích Đức Mục Kiều Liên – một trong những đệ tử tài giỏi của Đức Phật cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ lưu đày nơi địa ngục.
Trước khi tạ thế, mẹ của Mục Kiều Liên là người rất tham lam độc ác, thường xuyên lãng phí lương thực, vậy nên khi chết đi đã bị lưu đày ở đại địa ngục.
Mục Kiều Liên lại có tính cách trái ngược hoàn toàn với mẹ của mình, vô cùng đức độ, thiện lương, vậy nên sau khi mẹ mất, ngài xuất gia và trở thành đệ tử của Đức Phật.
Sau khi có được phép thuật, Mục Kiều Liên dùng tuệ nhãn và thấy được mẹ mình đang bị lưu đày kiếp ngạ quỷ. Vì quá thương mẹ nên ông làm phép để dâng cơm cho mẹ, tuy nhiên cơm vừa đến miệng mẹ thì lại hóa thành tro tàn.
Mục Kiều Liên muốn cứu mẹ khỏi kiếp lưu đày nên đã quay về tìm sự giúp đỡ của Đức Thế Tôn. Đức Phật nói rằng chỉ có sự hợp lực của chư tăng mười phương thì mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng và làm lễ cúng dường Tam Bảo lấy phước đức cứu mẹ.
Nghe theo lời dạy của Đức Thế Tôn, Mục Kiều Liên đã cứu được mẹ của mình khỏi kiếp lưu đày nơi địa ngục. Từ đó trở đi, ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm trở thành ngày lễ Vu Lan, hay còn gọi là ngày tri ân, báo hiếu mẹ cha.
Có thể nói Vu Lan là ngày lễ vô cùng ý nghĩa, nhắc nhở chúng ta về công ơn sinh thành dưỡng dục lớn lao như trời biển của cha mẹ. Đây còn là dịp để con cái bày tỏ lòng hiếu kính, tình yêu thương và sự quan tâm chăm sóc dành cho đấng sinh thành.
Vào ngày lễ Vu Lan, ai cũng bùi ngùi, xúc động khi nghĩ đến công ơn to lớn của cha mẹ. Người ta thường cài hoa hồng lên ngực trái để thể hiện tình cảm trân trọng và yêu thường của mình dành cho song thân phụ mẫu.
Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày xá tội vong nhân
Ngày xá tội vong nhân có nguồn gốc từ câu chuyện giữa ông A Nan Đà và một con quỷ miệng lửa. Một tối nọ khi đang ngồi trong tịnh thất của mình, A Nan thấy một con quỷ miệng lửa với thân thể khô gầy, cổ nhỏ dài, miệng nhả lửa bước đến. Nó cho biết trong vòng 3 ngày nữa A Nan Đà sẽ chế và luân hồi vào cõi ngạ quỷ như nó.
Ông ta sợ quá bèn nhờ quỷ bày cho cách trách khỏi kiếp nạn đó. Qủy đói nói ngày mai, A Nan phải thí cho bọn quỷ đói mỗi đứa một hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo.
A Nan Đà đem chuyện thưa lại cho Đức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “bạt diệt khẩu ngạ quỷ Đà La Ni” để đem tụng trong lễ cúng ngày hôm sau.
Rốt cuộc, A Nan Đà được thêm phúc thị còn con quỷ mặt lửa kia được siêu thoát. Tục cúng cô hồn từ đó ra đời và về sau được hiểu là lễ xá tội cho tất cả những người đã khuất hoặc cúng thí cho những cô hồn vô chủ.
Ngày xá tội vong nhân hay ngày cúng cô hồn đã trở thành nghi thức quen thuộc trong mỗi gia đình người Việt. Vào ngày này, các gia chủ thường chuẩn bị cháo loãng, bỏng, gạo, muối,… để bố thí cho các cô hồn không có người thân thờ cúng.
Nghi lễ này trở thành nét đẹp trong văn hóa thờ cúng của người Việt ta, thể hiện tâm lòng từ bi, nhân ái, cứu khổ cứu nạn để những vong hồn lang thang sơm có cơ hội đầu thai, siêu thoát.
Cách cúng rằm tháng 7 chuẩn nghi thức truyền thống
Cúng rằm tháng 7 thường sẽ có 3 mâm là mâm cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng chúng sinh. Mỗi mâm thường sẽ có những lễ vật khác nhau:
Mâm cúng thần linh sẽ có gà trống nguyên con, xôi, rượu, chè, hoa quả, trái cây,…kèm nhang đèn, hoa cúng, giấy tiền.
Mâm cúng gia tiên thì thường là các món quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày như gà luộc, giò, chả, cơm, canh,…kèm theo nhang đèn, hoa cúng, trái cây, vàng mã.
Mâm cúng chúng sinh thường sẽ có các loại bỏng, bánh kẹo ngọt, cháo loãng, nước, trái cây, gạo muối và nhang đèn, tiền vàng.
Lễ cúng chúng sinh thường được bày trước cửa nhà và sau khi cúng sẽ đem gạo muối vãi ra sân hoặc ngoài đường còn giấy tiền vàng mã thì đem đốt.
Các món ăn trong mâm cúng có thể thay đổi tùy theo khẩu vị, mong muốn và điều kiện của mỗi gia đình. Bên cạnh đó, mỗi vùng miền cũng sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng khác nhau, vậy nên các gia chủ có thể linh hoạt lựa chọn sao cho hợp lý.
Lễ cúng thần linh và gia tiên thường được thực hiện vào buổi sáng còn cúng chúng sinh thì là buổi chiều hoặc tối. Trước khi cúng, gia chủ cần lưu ý những điều sau:
- Giữ cho thân thể sạch sẽ, cần tắm rửa và ăn mặc chỉnh tề, lịch sự để thể hiện lòng thành kính.
- Nên ghi rõ họ tên lên đồ đạc hoặc các đồ vật đốt cho người thân để tránh bị các vong linh khác tranh giành.
- Không nên cúng mặn cho chúng sinh bởi người xưa cho rằng các món mặn sẽ khơi gợi lòng tham cho cô hồn.
- Cần chuẩn bị văn khấn gia tiên, thần linh một cách cẩn thận và đúng nghi lễ để những lời mong cầu, nguyện vọng dễ dàng ứng nghiệm.
Văn khấn rằm tháng 7 cúng gia tiên thần linh theo văn hóa cổ truyền
Văn khấn rằm tháng 7 là yếu tố quan trọng không kém bên cạnh lễ vật và mâm cúng. Dưới đây là các bài văn cúng thần linh, gia tiên và chúng sinh theo văn hóa cổ truyền Việt Nam mà các bạn có thể tham khảo, sử dụng.
Trước tiên là bài văn khấn thần linh theo truyền thống văn hóa người Việt Nam để thể hiện thành ý và mong các vị thần chứng giám, phù hộ cho gia đình.
Kế đến là bài khấn gia tiên thể hiện sự hiếu kính và biết ơn đến ông bà tổ tiên và cội nguồn sinh dưỡng:
Dưới đây là bài khấn chúng sinh dùng để cúng vong nhân, cô hồn không có người thân thờ phụng.
Tóm lại, lễ cúng vào rằm tháng 7 là nghi lễ quan trọng thể hiện nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Để lễ cúng diễn ra một cách trang trọng và chỉn chu nhất thì gia chủ cần phải cân nhắc, tìm hiểu rất nhiều yếu tố.
Trên đây là thông tin cùng một số bài khấn rằm tháng 7 cúng gia tiên, thần linh mà Tranh thờ Đức Phát muốn chia sẽ đến người đọc. Hy vọng qua bài viết ngày, các bạn sẽ hiểu thêm về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày rằm tháng 7 và tìm được bài văn khấn chuẩn nghi thức truyền thống nhất để tham khảo, sử dụng cho lễ cúng của gia đình mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!