Bài cúng, văn khấn ông Công ông Táo theo văn hoá Việt xưa nay
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng, lễ vật thì bài khấn ông Công ông Táo là phần không thể thiếu mà mỗi gia đình cần phải chuẩn bị để hoàn thành nghi thức đưa ông Táo về trời một cách trọn vẹn nhất. Ở bài viết sau đây, Tranh thờ Đức Phát sẽ cung cấp cho bạn một số bài cúng, văn khấn ông Công ông Táo chuẩn văn hóa Việt nhất mà bạn có thể sử dụng.
Ý nghĩa của việc làm lễ cúng ông Công ông Táo
Theo văn hóa dân gian thì ông Táo là người phụ trách cai quản khói lửa nhân gian và là vị thần ghi chép mọi sự việc diễn ra trong gia đình còn ông Công là người phụ trách cai quản đất đai trong nhà. Ông Công ông Táo là những vị thần trông coi việc làm ăn và giữ bình yên cho mỗi gia đình.
Cứ vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, ông Công ông Táo lại cưỡi cá chép lên chầu trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng tất cả mọi việc làm tốt xấu của gia đình trong suốt một năm. Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để quyết định xử phạt hay khen thưởng cho gia chủ. Đến đêm giao thừa thì ông Công ông Táo mới ở về hạ giới đến tiếp tục cai quản việc làm ăn và trông coi khói lửa nhân gian.
Lễ cúng ông Công ông Táo là nghi lễ quan trọng thể hiện nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt nam ta, là cơ hội để mọi người bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần có công lao rất lớn trong mọi việc lớn nhỏ của gia đình.
Người dân thường làm lễ tiễn ông Công ôn Táo một cách long trọng, thịnh soạn, bên cạnh đó còn cúng kèm đồ ngọt với mong muốn các vị thần này sẽ nói những lời ngon ngọt, tốt đẹp hoặc báo cáo nhẹ đi những điều không tốt với Ngọc Hoàng.
Phương tiện đưa ông Công ông Táo về trời là cá chép, vậy nên người dân thường chuẩn bị thêm cá chép giấy hoặc cá chép phóng sinh với quan niệm chúng sẽ đưa ông Táo về trời.
Cách sắp lễ và chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo chuẩn nghi thức
Làm sao để sắm sửa lễ vật và chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo một các chuẩn chỉnh, đúng nghi thức là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dù công việc ngày diễn ra hằng năm nhưng không phải ai cũng biết cách chuẩn bị và thực hiện lễ cúng này sao cho đúng.
1. Lễ vật cúng ông Công ông Táo
Lễ vật cần chuẩn bị trước nhất là ba chiếc mũ ông Công: hai mũ đàn ông một mũ đàn bà. Mũ dành cho ông Táo thì có cánh chuồn còn bà Táo thì không.
Bên cạnh đó, cần chuẩn bị cá chép để ông Táo cưỡi về trời. Có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật tùy theo phong tục của vùng miền, sau lễ cúng gia chủ nhớ phóng sinh cá chép thật và đốt cá chép giấy để hoàn tất nghi lễ.
Ngoài ra, lễ vật cúng ôn Công ông Táo còn có tiền vàng, áo và 1 đôi hia bằng giấy. Lưu ý màu sắc của mũ, áo và hia ông Táo sẽ thay đổi theo từng năm nên khi chọn, cần ưu tiên những màu sắc tương hợp để mang đến nhiều may mắn.
2. Mâm cỗ cúng
Tùy theo điều kiện kinh tế và mong muốn của bản thân mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng chay hoặc mặn với các món tùy thích.
Mâm cúng ông Táo cơ bản gồm 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, hoa cúng, trái cây, cau trầu, giấy tiền, 3 chén rượu, thịt gà, heo, rau xào, xôi,…
Mỗi vùng miền thường có cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo khác nhau, không bắt buộc phải làm đầy đủ các món như mâm cỗ truyền thống mà chủ yếu cần thể hiện sự thành kính, biết ơn với các vị thần.
3. Đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Theo quan niệm dân gian, ông Công là thần Thổ Công nên cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà còn ông Táo là thần bếp nên bàn thờ ông Táo thường đặt ở khu vực nhà bếp với mong muốn giữ lửa căn nhà luôn cháy đỏ để mang đến sự ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.
Ngày xưa, mâm cúng ông Táo thường được đặt trong bếp ở nơi có bàn thờ Táo Quân, tuy nhiên hiện nay, nhiều gia đình có không gian thờ cúng ông Táo riêng, vậy nên không nhất thiết phải đặt mâm cúng trong bếp.
Mâm cúng ông Công ông Táo nên được đặt ở những nơi thoáng đãng, trang nghiêm, có thể ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên để thực hiện nghi thức cúng bái, miễn sao gia chủ thể hiện được sự thành tâm của mình.
Bài cúng, văn khấn ông Công ông Táo
Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, thịnh soạn thôi thì chưa đủ, cách thức tiến hành và bài khấn ông Công ông Táo cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để lễ cúng diễn ra đúng nghi thức, được thần linh chứng giám, phù hộ.
Dưới đây là một số mẫu văn khấn cúng ông Công ông Táo trang trọng theo đúng văn hóa Việt xưa mà các bạn nên tham khảo và dùng cho lễ cúng trong gia đình mình.
Đầu tiên là bài văn khấn theo cách cổ truyền Việt Nam:
Tiếp theo là bài khấn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian:
Các bạn có thể tham khảo hai mẫu văn khấn ông Công ông Táo trên đây để cân nhắc và lựa chọn cho gia đình mình bài khấn phù hợp nhất.
Cách cúng ông Công ông Táo đơn giản
Để lễ cúng diễn ra nghiêm chỉnh, trang trọng thì cách cúng cũng vô cùng quan trọng. Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, mâm cỗ và bài khấn, gia chủ có thể thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo theo thứ tự sau.
Lưu ý trước khi cúng, gia chủ cần quét tước nhà cửa, trang thờ, tắm rửa sạch sẽ để thanh tẩy bản thân và mặc đồ lịch sự, nghiêm chỉnh để thể hiện thành ý với các vị thần linh.
Trước tiên, gia chủ thắp nhang và đọc bài khấn ông Công ông Táo. Nên đọc một cách chậm rãi với thái độ nghiêm túc, chân thành để thể hiện thành ý và gửi gắm ước nguyện của gia đình mình.
Đợi nhang tàn, thắp thêm một tuần nhang nữa rồi tạ lễ, hóa vàng mã và đi phóng sinh cá chép.
Tóm lại, lễ cúng ông Công ông Táo là nghi lễ vô cùng quan trọng, thể hiện nét đẹp trong văn hóa thờ cúng của dân tộc ta. Hy vọng những thông tin mà Tranh thờ Đức Phát cung cấp trên đây sẽ giúp các bạn tìm được bài văn khấn ông Công ông Táo chuẩn nhất để áp dụng cho lễ cúng của gia đình mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!