Bài cúng Văn khấn rằm tháng 8 (Tết Trung Thu) đầy đủ, chi tiết

Tết Trung Thu là một trong những lễ hội cổ truyền gắn với văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Vào ngày lễ này, người ta thường tổ chức nhiều hoạt đông vui chơi cho trẻ em và chuẩn bị những mâm cúng thật đầy đủ, thịnh soạn để dâng lên bàn thờ gia tiên và chư vị thần linh nhằm nguyện ước, cầu mong cho các đấng bề trên luôn phù hộ và chứng giám cho tấm lòng kính hiếu của gia chủ. 

Mâm cúng rằm tháng 8 không thể thiếu những bài văn khấn trang trọng, chuẩn nghi lễ truyền thống. Trong bài viết dưới đây, Tranh thờ Đức Phát xin gợi ý đến bạn bài cúng văn khấn Tết Trung Thu đầy đủ và chi tiết nhất mà bạn có thể áp dụng cho lễ cúng gia đình mình.

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Trung Thu rằm tháng 8

Nhiều người cho rằng Tết Trung Thu của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng trên thực tế, nước ta và Trung Quốc đều có những tích truyện và truyền thuyết khác nhau về Trung Thu. Nếu như Trung Thu của Trung Quốc nhắc đến chuyện tình yêu của Hậu Nghệ và Hằng Nga hoặc tích truyện vua Đường Minh Hoàng lên cúng trăng thì Việt Nam ta có sự tích chú Cuội và chị Hằng.

Tết Trung Thu ở Việt Nam không biết là có từ khi nào, không có một sử liệu nào ghi chép chính xác về gốc tích của ngày rằm tháng Tám nên nhiều người nghĩ lễ hội này du nhập vào nước ta từ thời phương Bắc đô hộ.

Có một số tài liệu lại ghi chép rằng Trung Thu được tổ chức vào thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long với các lễ hội như đua thuyền, múa rối nước, rước đèn. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy dấu vết của Tết Trung Thu in lên mặt trồng đồng Ngọc Lũ (văn hóa Đông Sơn cách đây khoảng 2500 năm).

Tết trung thu Việt Nam
Tết Trung Thu rằm tháng tám là lễ hội cổ truyền mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong đời sống văn hóa người Việt Nam

Tết Trung Thu là sự kiện vô cùng ý nghĩa đối với mỗi người, là dịp để tất cả các thành viên trong gia đình trở về sum họp quây quần bên nhau, cùng nhau thưởng thức bán kẹo, uống trà và ngắm trăng rằm. Hình ảnh mặt trăng tròn vành vạnh chiếu sáng trên bầu trời chính là đại diện của sự đoàn viên và hạnh phúc gia đình. Có lễ vì vậy mà người ta còn gọi Tết Trung Thu là Tết đoàn viên.

Bên cạnh đó, Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết Thiếu Nhi, là dịp để người lớn tổ chức cho trẻ em các hoạt động vui chơi, xem múa lân, rước đèn và phá cỗ. Vì mỗi năm chỉ có một lần nên trẻ em vô cùng háo hức và chờ đợi ngày lễ này.

Tết Trung Thu không chỉ là dịp để người lớn thể hiện sự yêu thương và chăm sóc đối với trẻ em mà còn là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn, sự hiếu kính với ông bà cha mẹ. Bên cạnh đó, đây còn là ngày tưởng nhớ đến cội nguồn nguyên thủy, nhớ ơn các vị thần linh bảo hộ cho gia đình bằng cách dâng lên những mâm lễ vật thật thịnh soạn, được bài trí chỉn chu.

Những lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng rằm tháng 8

Tùy vào điều kiện kinh tế, mong muốn của mỗi gia đình và văn hóa của từng vùng miền mà người ta có thể chuẩn bị những mâm lễ cúng Trung Thu vô cùng độc đáo trước là để cúng gia tiên, sau là để trẻ con đến phá cỗ.

Thông thường Tết Trung Thu cần được chuẩn bị hai mâm cúng là mâm cúng gia tiên và mâm cúng vọng trăng.

Mâm cúng gia tiên

Mâm cúng gia tiên rằm tháng 8 có thể chuẩn bị các đồ lễ giống với mâm cúng rằng tháng giêng hay rằm tháng bảy, nhìn chung thường có các món như sau:

  • Bánh kẹo ngọt (các loại bánh dẻo, bánh nướng, bánh Trung Thu)
  • Trầu cau, hoa tươi
  • Tiền vàng, nhang, đèn, nến
  • Rượu, trà, nước mỗi thứ 1 chén
  • 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
  • Xôi gấc hoặc xôi đỗ, xôi cốm,…
  • Các món mặn hoặc chay theo mong muốn của mỗi gia đình

Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng gia tiên ngày rằm tháng 8 cần lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ, bài trí đẹp mắt để thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên. Tuyệt đối không được cúng hoặc ăn thịt chó, mèo, trâu vào ngày Trung Thu.

Ngoài ra, tất cả đồ cúng trên cần được sắp xếp một cách hợp lý, gọn gàng trên mâm cúng để đảm bảo tính thẩm mỹ, sự trang trọng cho lễ cúng. Tránh sắp xếp lộn xộn, tùy ý gây mất cảm giác tôn kính với tổ tiên, thần linh.

Mâm cỗ trông trăng

Khác với mâm cỗ gia tiên, mâm cỗ trông trăng sẽ không cần bày lên bàn thờ mà chỉ cần sắp xếp các lễ vật trên 1 chiếc bàn rộng đặt ở giữa nhà hoặc ngoài sân. Thông thường mâm cỗ trông trăng sẽ có các lễ vật sau:

  • Một nải chuối chín
  • Bưởi (cầu mong điềm lành)
  • Quả hồng (mang ý nghĩa của sự no đủ).
  • Quả na (mang ý nghĩa sinh sôi).
  • Quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn).
  • Bánh nướng và bánh dẻo
  • Các loại bánh kẹo và thạch mà trẻ con yêu thích
  • Các loại trà thơm để thưởng thức cùng với bánh kẹo
  • Ngoài ra còn có các loại đồ chơi đặc trung cho ngày Trung Thu như lồng đèn, đèn kéo quần, đèn con thỏ, mặt nạ, trống,…
mâm cỗ trông trăng
Mâm cỗ trông trăng thường có thêm một ông Tiến sĩ giấy với nguyện vọng con cháu trong nhà sẽ đỗ đạt thành tài

Ngoài ra, Tết Trung Thu thường rơi vào thời gian gần khai giảng năm học mới nên người ta thường đặt lên mâm cỗ trông trăng một ông Tiến sĩ giấy với nguyện vọng con em mình sẽ đọc hành đỗ đạt, thành tài, gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.

Lưu ý các loại trái cây dùng trong mâm cỗ trông trăng nên chọn có đủ 3 màu đỏ, vàng, xanh để mang đến nhiều ý nghĩa may mắn và cân bằng âm dương. Nếu khéo léo, những người phụ nữ trong gia đình có thể cắt tỉa hoa quả thành các con vật đáng yêu để tạo niềm vui và không khí tươi mới cho ngày lễ.

Văn khấn rằm tháng 8 Tết Trung Thu Đầy đủ chi tiết nhất

Để lễ cúng gia tiên ngày rằm tháng tám diễn ra trang trọng và nghiêm chỉnh nhất, không thể thiếu đi bài văn khấn chuẩn truyền thống nhằm gửi gắm lòng thành kính chân thành của con cháu đến các vị thần linh và gia tiên.

Dưới đây là bài văn khấn cúng rằm tháng tám chuẩn theo văn hóa cổ truyền, đầy đủ và chi tiết nhất mà các bạn có thể lưu lại và áp dụng cho gia đình mình.

Bài cúng rằm tháng tám
Bài cúng văn khấn rằm tháng Tám chuẩn nghi thức truyền thống người Việt Nam

Lưu ý khi thực hiện nghi thức cúng và đọc văn khấn, gia chủ nên ăn vận gọn gàng, chỉn chu và đọc một cách chậm rãi, từ tốn, thành tâm để những ước nguyện, mong muốn của bản thân được thần linh và tổ tiên chứng giám, độ trì.

Trên đây là cách chuẩn bị mâm lễ cúng và bài văn khấn cúng rằm tháng 8 tại nhà chuẩn nhất mà Tranh thờ Đức Phát muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng với những thông tin của chúng tôi, bạn có thể chuẩn bị một buổi lễ thật ấm cúng và tươm tất để bày tỏ lòng thành kính với thần linh, gia tiên.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email