Văn khấn Gia Tiên ngày Rằm Mùng Một theo đúng phong tục Việt

Việc cúng bái gia tiên vào ngày Rằm hoặc mùng Một hàng tháng đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta nhằm thể hiện lòng thành tâm hiếu kính với ông bà tổ tiên và mong cầu bình an, tài lộc đến với bản thân và gia đình.

Ngoài chuẩn bị mâm lễ vật tươm tất thì việc khấn bái cũng vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, Tranh thờ Đức Phát sẽ cung cấp cho bạn nguyên văn bài khấn gia tiên ngày Rằm, mùng Một theo đúng phong tục Việt để thể hiện tấm lòng thành kính.

Văn khấn Gia Tiên ngày Rằm mùng Một là gì?

Người Việt ta rất coi trọng ngày Rằm và mùng Một âm lịch hàng tháng bởi theo quan niệm dân gian thì những ngày ngày là thời điểm âm dương có sự giao hòa, thích hợp để cúng bái và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên.

Theo đó, ngày mùng Một được gọi là ngày Sóc – ngày đầu tiên của tháng mới, chính là sự khởi đầu của những điều may mắn tốt đẹp trong cuộc sống.

Còn ngày Rằm là ngày Vọng, là thời điểm mà mặt trăng và mặt trời có sự thông suốt đối xứng hài hòa với nhau, ông bà tổ tiên sẽ có sự giao cảm với con cháu vào ngày này, thế nên làm lễ cúng vào ngày Rằm hàng tháng được xem là cách để con cháu gửi những lời cầu nguyện đến gia tiên.

Cùng với sự đón nhận tình cảm và lời cầu nguyện của con cháu thì ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình luôn được bình an, mạnh khỏe, hòa thuận và làm ăn phát đạt.

Lễ cúng gia tiên
Cúng bái gia tiên vào ngày Rằm mùng Một là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt ta

Để gửi ước nguyện cùng tấm lòng thành kính đến gia tiên thì không thể thiếu đi văn khấn. Đây chính chính là công cụ để kết nối con cháu với gia tiên tiền tổ, là cách giao tiếp giữa hai thế giới âm – dương, vậy nên đây là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lễ cúng Rằm mùng Một.

Một bài văn khấn trọn vẹn, ý nghĩa sẽ giúp những người đang sống báo cáo với ông bà tổ tiên về những việc của gia đình trong thời gian qua, đồng thời mời họ trở về để hưởng các lễ vật mà con cháu thành kính dâng lên.

Những lễ vật cần có khi sắm lễ cúng gia tiên ngày Rằm mùng Một

Sự chân thành và lòng hiếu kính luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, bên cạnh đó không thể hiếu những loại đồ lễ như: rượu, hoa tươi, 1 đĩa hoa quả, nước, trầu cau, tiền vàng, nhang cúng, nến và đèn…để lễ cúng diễn ra một cách trọn vẹn nhất.

Tùy theo phong tục thờ cúng của từng gia đình mà mỗi nhà sẽ chuẩn bị mâm cúng mặn hoặc chay tùy ý. Cúng chay thì thường có những món như chè, xôi ngọt, bánh kẹo,…còn mặn thường sẽ có thịt lợn, thịt gà và các món mặn khác. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất vẫn là sự chân thành.

Ngoài ra, ngày cúng gia tiên ở mỗi nơi cũng có sự khác nhau. Nhiều nơi cúng gia tiên vào đúng ngày Rằm, mùng Một hàng tháng nhưng có một số nơi lại cúng vào ngày cuối cùng của tháng trước và ngày 14 âm lịch hàng tháng.

Dù chọn thời điểm nào thì gia chủ cũng nên lưu ý cúng thần Thổ Công trước, như vậy thì mới phải phép để mọi điều cầu nguyện đều thuận lợi đến được với ông bà tổ tiên. Các bạn có thể tham khảo bài khấn Thổ Công sau đây để lễ cúng được diễn ra một các trang trọng, đúng truyền thống.

văn khấn thổ công
Bài khấn Thổ Công ngày Rằm mùng Một

Bài văn khấn gia tiên ngày Rằm mùng Một theo đúng trong tục Việt

Tất cả những lời cảm tạ và mong cầu thường được gửi gắm vào bài khấn gia tiên. Bài văn khấn càng chuẩn, người khấn càng chân thành thì ước nguyện và mong muốn càng dễ thành hiện thực.

Nhằm giữ gìn và phát huy văn hóa thờ cúng tốt đẹp đã có từ ngàn đời, ông cha ta thường có thói quen ghi chép hoặc truyền miệng bài văn khấn thờ cúng để truyền cho thế hệ sau. Tuy nhiên, việc sai sót, thất bản là điều không thể tránh khỏi, đẫn đến việc nhiều người vẫn dùng bài khấn sai mà không hề hay biết.

Dưới đây là bài văn khấn gia tiên ngày Rằm mùng Một theo chuẩn phong tục Việt Nam nhất mà Tranh thờ Đức Phát muốn gửi đến bạn.

Văn khấn gia tiên
Văn khấn gia tiên ngày Rằm mùng Một trang trọng và đúng nghi lễ nhất

Từ giờ, mỗi khi cúng bái gia tiên vào ngày Rằm, mùng Một, bạn có thể sử dụng bài khấn này để lễ cúng diễn ra trang trọng và đúng chuẩn nhất.

Các nghi thức cúng gia tiên vào ngày Rằm mùng Một

Sau khi đã chuẩn bị xong bàn lễ cúng gia tiên thì bước tiếp theo là thực hiện lễ cúng. Thông thường gia chủ sẽ là người đại diện gia đình để thực hiện nghi thức này.

văn khấn gia tiên ngày rằm mùng một
Gia chủ là người đại diện thực hiện nghi thức khấn Gia Tiên

Đầu tiên, gia chủ cần châm hương và thắp lên bàn thờ gia tiên. Tiếp theo đó là vái lạy trước bàn thờ và tiến hành đọc văn khấn.

Lưu ý khi đọc văn khấn, gia chủ cần thể hiện sự thành tâm cao cả dành cho ông bà tổ tiên, nên đọc nhẩm và chậm rãi, giữ thái độ chân thành để nguyện cầu những điều tốt đẹp nhất đến với bản thân, gia đình và tất cả mọi người.

Sau khi nhang cháy hết, gia chủ bái tạ lễ xuống và xin hưởng lộc của thần linh, tổ tiên. Lưu ý không bái tạ lễ quá sớm vì như vậy sẽ được xem là bất kính với thần linh và tổ tiên.

Trên đây là mẫu văn khấn gia tiên và một số thông tin liên quan đến nghi lễ cúng bái ngày Rằm, mùng Một mà Tranh thờ Đức Phát muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn thực hiện lễ cúng gia tiên một cách trang trọng và đúng truyền thống nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email