Tổng hợp bài khấn khi đi Chùa ngắn gọn, đúng lễ cầu bình an, may mắn

Đi chùa vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, ngày rằm hay đầu tháng vốn đã trở thành tục lệ quen thuộc của nhiều gia đình Việt ta. Bên cạnh việc sửa soạn, sắm lễ vật đi chùa thì phật tử còn cần chuẩn bị những bài văn khấn đúng lễ để gửi gắm ước nguyện lên Đức Phật và các vị Bồ Tát, Tăng Thánh. Trong bài viết dưới đây, Tranh thờ Đức Phát xin gửi đến quý độc giả những bài khấn đi chùa ngắn gọn đúng lễ nhất để cầu bình an và may mắn.

Ý nghĩa của việc đi chùa

Trong đời sống tâm linh của người Việt, chùa là một nơi rất linh thiêng và uy nghiêm, việc đi chùa đã trở thành tục lệ không thế thiếu đối với mỗi người để cầu bình an, sức khỏe, may mắn trong công việc và cuộc sống.

Thông thường, người ta sẽ đi chùa vào đầu năm, đầu tháng, ngày rằm hay những ngày có các sự kiện Phật Giáo để tịnh tâm và cầu nguyện. Bên cạnh đó, một số người còn tìm đến chùa để xám hối, giải tỏa những mệt mỏi, bế tắc trong lòng.

Chùa chiềng ngoài ý nghĩa văn hóa còn mang giá trị giáo dục rất lớn giúp nuôi dưỡng tinh thần con người. Đây không những là nơi để cúng bái, lễ Phật mà còn là địa điểm để học Phật pháp, thực hành đạo đức đời sống, tìm đến sự thăng hoa trong tinh thần và khơi nguồn mạch tâm linh.

ý nghĩa của việc đi chùa
Chùa chiền là nơi linh thiêng không những mang giá trị văn hóa lớn mà còn giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn con người

Trước hết, đi chùa sẽ giúp tâm hồn bạn được an nhàn, thanh tịnh, tránh xa những được mất hơn thua hoặc cuộc sống cơm áo gạo tiền đầy lo toan, vất vả. Cảnh chùa bình yên chính là nơi tốt nhất giúp xoa dịu tinh thần con người khỏi cuộc sống mưu sinh xô bồ hay những thị phi đố kị, ganh ghét.

Bên cạnh đó, chùa còn là nơi giúp khởi sinh tâm lành. Trong cuộc sống đầy ắp những phiền não, tâm bạn sẽ dễ hình thành nên những điều tiêu cực, những tính cách xấu xa, dễ phạm tội lỗi. Nhưng khi ở trong môi trường trang nghiêm, thanh tịnh như chùa viện, tâm lành của bạn sẽ được khởi sinh và phát triển nhanh chóng.

Ngoài ra, chùa còn là nơi giúp bạn học Phật pháp và noi gương theo các bậc Bồ Tát, Thánh Hiền. Đây chính là cơ sở quan trọng để tâm bạn hướng đến những điều thiện lành, học tập những đức tính tốt để rèn luyện bản thân, mở mang trí tuệ, tăng trưởng thiện tâm và thăng hoa trong đời sống tinh thần.

Thứ tự hành lễ, cách sắm lễ khi đến chùa

Tuy đi chùa là tục lệ quen thuộc của người Việt ta, thế nhưng không phải ai cũng biết thứ tự hành lễ và cách sắm lễ sao cho đúng những quy định căn bản của nhà chùa.

Các gia chủ lưu ý khi đến dâng hương lễ chùa, chỉ sắm các lễ chay như hương, hoa quả tươi, oản phẩm, xôi chè,…Không được sắm và dâng lễ mặn ở khu vực Phật điện, tức là nơi điện thờ chính của ngôi chùa. Việc sắm lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ được phép dâng ở đó mà thôi.

sắm lễ khi đến chùa
Khi đến chùa chỉ nên sắm các lễ chay, chỉ sắm và dâng lễ vật ở khu vực điện thờ Thánh, Mẫu

Bên cạnh đó, không nên sắm sửa tiền vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật. Tiền thật cũng không được đặt lên hương án của chánh điện mà nên bỏ vào hòm công đức.

Ngoài ra, hoa để lễ Phật thường là những loại hoa như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,…không nên mua hoa giả hoặc dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Khi đến chùa, cần hành lễ theo thứ tự như sau:

  • Đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước (Đức Ông chính là người cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa).
  • Sau khi đặt lễ ở ban thờ Đức Ông xong, tiến hành đặt lễ hương án của chính điện rồi thắp đèn hương nhang. Tiếp tục thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ với chư Phật và Quan Thế Âm Bồ Tát.
  • Tiếp đến, bạn sẽ thắp hương và khấn vái thành tâm ở các bàn thờ khác, lưu ý là khi khấn vái phải đủ 3 hoặc 5 lễ. Nếu chùa còn có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đố đặt lễ và dâng hương.
  • Sau đó, bạn lễ ở nhà thờ Tổ còn gọi là nhà thờ Hậu
  • Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư và tăng trụ trì.

Tổng hợp các bài khấn đi chùa ngắn gọn và đúng lễ nhất

Bên cạnh việc sửa soạn, sắm lễ vật đi chùa, phật tử còn cần phải chuẩn bị bài khấn bái sao cho phù hợp, đúng chuẩn để thể hiện tấm lòng thành kính của bản thân. Dưới đây là các bài văn khấn đi chùa ngắn gọn và đúng lễ nhất mà Tranh thờ Đức Phát đã tổng hợp lại cho các bạn tham khảo.

Bài khấn lễ Phật:

văn khấn lễ phật
Bài văn khấn lễ Phật khi đi chùa

Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát:

văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát
Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát đúng lễ

Văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát:

Văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát
Bài văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát ngắn gọn, đúng chuẩn phong tục Việt

Văn khấn Đức Thánh Hiền:

Văn khấn đức Thánh Hiền
Bài văn khấn Đức Thánh Hiền

Văn khấn Đức Ông:

khăn khấn Đức Ông
Bài văn khấn Đức Ông dùng khi đi chùa

Văn khấn tài lộc bình an ở ban Tam Bảo:

văn khấn ở ban tam bảo
Văn khấn ở ban Tam Bảo để cầu tài lộc bình an

Khi đọc văn khấn trong chùa, các bạn nên đọc nhẩm, chậm rãi với tâm thế thoải mái, an lạc để những lời cầu nguyện chân thành được Đức Phật và chư vị Bồ Tát, Tăng Thánh chứng giám và ban phước lành.

Những lưu ý cần biết khi đi chùa

Chùa chiềng vốn là nơi uy nghiêm, linh thiêng chính vì vậy khi đến chùa cần phải lưu ý nhiều vấn đề để tránh sự thất lễ, thiếu tôn kính. Dưới đây là một số điều cần chú ý khi đi chùa mà bạn cần biết.

Đầu tiên, nên ăn mặc gọn gàng, lịch sự, ưu tiên những trang phục có màu sắc nhã nhặn để thể hiện sự tôn kính và tấm lòng chân thành của bản thân. Khi đến chùa, tuyệt đối không nên mặc những trang phục hở hang, xuyên thấu hoặc đồ bó sát gây phản cảm cho chốn linh thiêng.

Nên giữ cho tâm thanh tịnh, đi đứng nhẹ nhàng, không nói to, đùa giỡn ở chùa hoặc có những hành động thiếu tôn kính như sờ mó, chỉ trỏ vào tượng Phật.

Bên cạnh đó, khi vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép hoặc hút thuốc lá, nhai trầu. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương đòi hỏi phải trì giới để giữ tâm thanh tịnh nên tuyệt đối không được ồn ào gây thất lễ.

Khi đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân như gậy gộc, mũ áo, túi xách,…vào tâm bảo bái Phật vì nếu lỡ để những đồ đạc này trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo thì mọi công quả tu dưỡng được trước nay đều tiêu tan hết.

lưu ý khi đi chùa
Đi chùa cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự và kín đáo để thể hiện sự tôn kính dành cho chốn linh thiêng

Vị trí đứng khi hành lễ cũng rất quan trọng, chúng ta không đứng ngay chính giữa điện, ngay trước tượng Phật hoặc tam bảo mà nên đứng chếch sang một bên. Việc này cũng thể hiện được sự tôn kính của người hành lễ đối với Phật Tổ và các vị thánh thần.

Khi thắp hương cầu khấn nên giữ tâm từ bi, tốt nhất các bạn nên cầu bình an, may mắn cho toàn bộ chúng sinh chứ không chỉ riêng bản thân và gia đình mình để đề cao tấm lòng từ bị bác ái, yêu thương con người.

Trên đây là tổng hợp các bài văn khấn ngắn gọn và đúng lễ nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ hiểu thêm về cách sắm lễ cúng Phật và tìm được bài văn khấn Phật chuẩn nhất để sử dụng mỗi khi đi chùa.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email