Văn khấn bao sái bàn thờ Thần Tài sau khi lau dọn chuẩn nhất

Thần Tài là vị thần tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc trong cuộc sống con người, chính vì vậy nhiều gia đình thường lập ban thờ Thần Tài để mong cầu sự sung túc về mặt tiền tài và của cải vật chất. Việc bao sái bàn thờ Thần Tài là một trong những sự kiện hết sức quan trọng của nhiều gia đình vào dịp cuối năm và nghi lễ không thể thiếu đó chính là đọc văn khấn.

Trong bài viết sau, Tranh thờ Đức Phát sẽ cung cấp cho bạn các bài văn khấn chuẩn nhất dùng trong việc bao sái bàn thờ Thần Tài để áp dụng trong việc thờ cúng của gia đình.

Bao sái bàn thờ là gì? Các nghi thức thực hiện bao sái bàn thờ Thần Tài

Bao sai bàn thờ là cách gọi của nhà Phật về việc vệ sinh bát nhang, đây là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết mỗi dịp năm mới sắp đến. Bao sái bàn thờ cũng có thể hiểu là vệ sinh chung toàn bộ bàn thờ, thường được tiến hành vào ngày cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp hằng năm.

Bên cạnh đó, các gia chủ cũng có thể thực hiện bao sái bàn thờ, vệ sinh bát nhang Thần Tài vào ngày vía Thần Tài hoặc ngày rằm tháng Bảy (âm lịch).

Ngoài ra khi bát nhang quá đầy, các bạn cũng có thể thực hiện nghi thức rút chân nhang vào ngày rằm hàng tháng, khi thực hiện cần tuân thủ tiến hành theo các chuẩn lễ nghi là được.

Bát nhang của Thần Tài là nơi tích tụ nhiều linh khí do các gia chủ thường lên hương mỗi ngày, chính điều đó đã làm lượng chân nhang đầy lên nhanh chóng, vậy nên nghi thức bao sái bàn thờ, vệ sinh bát nhang là vô cùng cần thiết.

bàn thờ thần tài
Bát nhang thờ Thần Tài thường đầy lên nhanh chóng nên việc bao sái là vô cùng cần thiết

Không những vậy, việc bao sái bàn thờ Thần Tài còn góp phần giúp cho không gian thờ cúng tâm linh trở nên gọn gàng và trang nghiêm hơn, thể hiện tâm lòng chân thành mà gia chủ hướng đến vị thần mà mình thờ phụng.

Các nghi thức thực hiện bao sái bàn thờ Thần Tài

Bao sái bàn thờ là nghi thức vô cùng quan trọng, chính vì thế không được thực hiện một cách tùy tiện mà phải thật đàng hoàng, chỉn chu, đầy đủ các bước.

Để chuẩn bị cho việc bao sái bàn thờ Thần Tài, các gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ một số lễ vật như nến, nhang, hoa tươi, đồ cúng (hoa quả bánh kẹo), đồ uống (bia, nước ngọt). Ngoài ra, các gia chủ còn cần chuẩn bị nước ngũ vị (nước bưởi hoặc rượu gừng sạch giã nát), khăn sạch, chổi chít nhỏ để tiến hành thực hiện nghi thức bao sái.

Nghi thức bao sái cần được thực hiện bởi người lớn trong gia đình, thường sẽ là gia chủ. Trước khi thực hiện nghi thức này cần tắm rửa sạch sẽ, ăn vận trang phục chỉn chu.

Bên cạnh đó, để đảm bảo sự sạch sẽ cũng như lòng trân trọng, các bạn nên chuẩn bị một cái khăn lụa hoặc giấy màu đỏ để tiện cho việc đặt bài vị.

Nhìn chung, nghi thức bao sái bàn thờ Thần Tài thường được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Trước tiên, người thực hiện nghi thức bắt đầu lên hương và tiến hành đọc bài khấn dùng trước khi bao sái bàn thờ.

Bước 2: Trải một tấm vải sạch hoặc tờ giấy ở sát bát nhang, một tay giữ bát nhang, tay còn lại rút từng chân nhang một cách nhẹ nhàng và đặt lên tấm vải, tờ giấy đã được chuẩn bị sẵn đó.

Khi rút chân nhang cần thực hiện một cách cẩn thận, chậm rãi, tránh làm rơi vãi tàn nhang. Bên cạnh đó cần giữ cho bát nhang không bị xê dịch qua lại để tránh gây thất lễ. Cho đến khi trong bát nhang còn lại 3,5,7 hoặc 9 chân nhang là thực hiện xong nghi thức rút chân nhang.

Nghi thức rút chân nhang
Thực hiện việc rút chân nhang cẩn thận, tránh làm xê dịch bát nhang

Bước 3: Lấy một chiếc khăn sạch thấm nước ngũ vị đã chuẩn bị trước đó và vắt khô, một tay vẫn giữ bát nhang, tay còn lại nhẹ nhàng lau để làm sạch bát nhang.

Bước 4: Sau khi tỉa chân nhang và tịnh sái bát hương xong, ta tiến hành rửa ly rượu, chén nước, mâm bồng hoa quả, đèn, bình hoa trên bàn thờ Thần Tài.

Riêng ly đựng nước thì bạn nên dùng nước sôi để tráng, các đồ còn lại thì cho vào chậu sạch để rửa cẩn thận rồi lau khô.

Bước 5: Đem chân nhang để được tỉa ở bước 2 đi hóa, sau khi hóa xong thì vùi và gốc cây lớn (tránh vùi vào gốc cây non vì cây sẽ khó sống)

Bước 6: Sau khi đã tính sái, tỉa chân nhang bàng thờ và lau dọn xong, bạn cần an vị đồ thờ lại vị trí ban đầu sau đó lên hương, sắp sếp các đồ lễ đã được chuẩn bị sẵn trước đó và đọc văn khấn.

Nghi thức này để mời Thần Tài ngự lại bàn thờ để tiếp tục phù hộ và ban phước lành cho gia chủ.

Văn khấn bao sái bàn thờ Thần Tài

Văn khấn là phần vô cùng quan trọng trong nghi thức bao sái ban thờ nhằm xin phép và thông báo với thần linh, mong được họ chấp thuận việc bao sái. Thông qua văn khấn, gia chủ thể hiện sự tôn kính và thành tâm của bản thân dành cho vị thần mà mình thờ phụng.

Dưới đây là các bài văn khấn bao sái bàn thờ Thần Tài chuẩn nhất mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng cho gia đình mình.

Đầu tiên là bài khấn trước khi bao sái bàn thờ nhằm xin phép, báo cáo việc thực hiện lau dọn bàn thờ:

Bài khấn trước bao sái bàn thờ thần tài
Bài văn khấn đọc trước khi bao sái bàn thờ Thần Tài

Sau khi thắp nhang xin phép bao sái ban thờ thần Tài, gia chủ có thể tiến hành lau dọn bàn thờ Thần tài. Tiếp đến là bài văn khấn sau khi bao sái bàn thờ Thần Tài để xin thỉnh ngài trở về sau khi lau dọn ban thờ để tiếp tục thờ cúng.

Gia chủ thắp 9 nén hương khấn như sau:

Văn khấn sau bao sái
Văn khấn dùng sau bao sái bàn thờ Thần Tài

Khi đọc văn khấn, gia chủ nên đọc một cách chậm rãi, từ tốn để thể hiện sự thành kính, chân thành mong thần linh ứng nghiệm và chứng giám.

Những lưu ý khi tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ Thần Tài

Vì việc bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang và việc hệ trọng, liên quan trực tiếp đến thần linh nên khi thực hiện nghi thức này cần tuân thủ nhiều nguyên tắc quan trọng để thể hiện sự tôn kính và thành tâm của bản thân và gia đình, bên cạnh đó còn tránh những sai sót không đáng có.

Khi tiên hành nghi thức tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ, người thực hiện cần lưu ý những điều sau:

  • Cần tịnh thân (kiêng chuyện nam nữ, giữ tâm thế hoan hỷ, không ăn đồ tanh) và phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc trang phục chỉn chu.
  • Nếu bàn thờ Thần Tài có bài vị thì nên làm sạch bài vị trước, sau đó mới đến bát nhang và các đồ thờ khác.
  • Bên cạnh đó, khăn lau hay những đồ vật dùng vệ sinh bàn thờ nên dùng đồ mới hoặc đồ chuyên dụng, tránh trường hợp dùng chung hay dùng đồ quá cũ để vệ sinh vì sẽ gây thất lễ, thiếu sự tôn trọng.
  • Khi tro trong bát nhang quá đầy, ta chỉ nên bỏ bớt 1 phần tro đi vì theo quan niệm dân gian, tro trên ban thờ Thần Tài là được xem là tài lộc của gia chủ, vậy nên đừng đổ đi quá nhiều.
  • Khi thực hiện việc bao sái cần hết sức tránh việc xê dịch bát nhang.
  • Ngoài ra, trong việc bao sái bàn thờ, tuyệt đối không được làm vỡ đồ thờ cúng vì đó được xem là đại kỵ bởi đồ thờ cúng gắn liền với sự linh thiêng, biểu trưng cho sự tôn kính của gia chủ với thần linh và các vị Tiên tổ.

Trên đây là các bước thực hiện, những lưu ý khi thực hiện nghi thức bao sái bàn thờ Thần Tài và bài khấn khi bao sái đúng chuẩn nhất mà Tranh thờ Đức Phát muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ hiểu thêm về nghi thức thực hiện việc bao sái bàn thờ và tìm được cho mình bài văn khấn phù hợp nhất để áp dụng vào việc thờ cúng của gia đình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email