Văn khấn cúng bà Tổ Cô đầy đủ, chi tiết chuẩn nhất

Bên cạnh gia tiên thì bà Cô Tổ cũng là đối tượng được nhiều gia đình thờ phụng, cúng bái. Vậy bà Cô Tổ là ai, cúng bà Cô Tổ cần những gì và cách khấn bái sao cho đúng? Hãy cùng Tranh thờ Đức Phát tìm hiểu tường tận về các thông tin đó qua bài viết dưới đây.

Bà Tổ Cô là ai? Đồ lễ cúng bà Tổ Cô cần những gì?

Bà Tổ Cô hay bà Cô Tổ là tên gọi chung của những thiếu nữ khoảng từ 12 đến 18 tuổi đã mất trong gia tộc. Họ là những người đang ở tuổi xuân xanh phơi phới chưa chồng con nhưng không may qua đời bất ngờ vì bệnh tật hoặc tai nạn.

Chính vì qua đời khi tuổi còn rất trẻ nên những người này thường lưu luyến dương gian, khó dứt duyên trần để đi đầu thai bởi còn nhiều ước nguyện, dự định chưa được hoàn thành. Vong linh của họ thường chọn ở lại các gia tộc để dõi theo con cháu hậu thế và phù hộ độ trì cho dòng họ.

Quan niệm dân gian cho rằng bà Tổ Cô sẽ dõi theo và bảo vệ cho sự an toàn của cả dòng tộc, nhất là những cháu nhỏ bởi bà luôn mong muốn con cháu có thể tránh được số kiếp không may mắn như bản thân mình.

Bên cạnh đó, người ta cho rằng bà Tổ Cô còn có khả năng bảo hộ gia tộc khỏi tà ma quấy phá, phù hộ cho con cháu đời đời được hưởng nhiều điều may mắn, sức khỏe và bình trong tất cả mọi việc.

Những vị này không đơn giản chỉ là những vong hồn lưu luyến nhân gia mà đã nhập Thánh theo hầu các Thánh Mẫu, Thánh Cô hoặc nhập cửa Phật để theo hầu các vị Đức Phật nên rất linh nghiệm và có quyền năng rất lớn.

bà tổ cô trong gia đình
Bà Tổ Cô là người rất linh nghiệm và có quyền năng rất lớn

Người ta thường tổ chức cúng bà Tổ Cô vào các dịp giỗ, Tết tương tự như thờ cúng gia tiên. Thông thường, đồ lễ cúng bà Tổ Cô gồm có những vật dụng sau đây:

  • Bài vị
  • Đèn cầy
  • Bát hương
  • Ly nước hoặc ly rượu trắng
  • Đĩa trầu cau tươi
  • Chén nước

Người cúng bà Tổ Cô nên là những người đã trưởng thành trong gia đình, thường là chủ nhà để thể hiện thái độ tôn kính, thành tâm dành cho bà.

Cách thờ cúng bà Tổ Cô chuẩn nghi lễ nhất

Việc thờ cúng thường được thực hiện theo vai vế, thứ bậc giữa người cúng với bà Tổ Cô. Nếu người cúng bái ngang hàng hoặc có vai vế lớn hơn bà Tổ Cô thì khi cúng chỉ cần thành tâm tưởng nhớ, thắp hương chứ không cần chuẩn bị mâm cúng quá thịnh soạn.

Còn nếu trường hợp người cúng có vai vế thấp hơn thì mâm cúng cần có lễ vật đi kèm đầy đủ, khi dâng cũng lễ vật phải thể hiện thái độ thành kính, trang trọng. Bên cạnh đó lễ vật phải là những thứ tươi ngon, còn mới và được chuẩn bị với thái độ thành tâm để mong bà Tổ Cô chứng giám.

Ngoài ra, nếu người thân trong gia đình nắm rõ về sở thích ăn uống lúc sinh thời của bà thì nên ưu tiên các món ăn theo sở thích đó để thể hiện thái độ thành kính, mong bà chứng giám và ban phước lành.

Sau đây là một số cách thờ cúng bà Tổ Cô chuẩn nghi lễ nhất mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho gia đình mình.

1. Cách lập bàn thờ

Tùy theo điều kiện và mong muốn của gia đình mà các gia chủ có thể cân nhắc lập bàn thờ Tổ Cô chung hoặc riêng với bàn thờ gia tiên.

Lưu ý bàn thờ của bà Tổ Cô bao giờ cũng phải đặt thấp hơn so với bàn thờ gia tiên. Đối với trường hợp các gia đình thờ Tổ Cô và gia tiên chung một ban thờ thì bắt buộc bát hương của bà phải thấp hơn bát hương gia tiên.

bàn thờ Tổ Cô
Nếu thờ chung với bàn thờ gia tiên thì lư hương của bà Tổ Cô phải đặt thấp hơn lư hương thờ gia tiên

Bàn thờ của bà Tổ Cô không cần trang hoàng quá cầu kỳ, chỉ cần di ảnh hoặc bài vị của người mất và bát hương, đôi đèn là đủ.

2. Ngày cúng bà Tổ Cô

Ngày cúng bà Tổ Cô tốt nhất là ngày sóc vọng (mùng 1 và ngày rằm âm lịch hàng tháng), ngày giỗ của bà Cô hoặc vào ngày đầu năm mới. Nếu bà Tổ Cô đã mất quá lâu không nhớ được ngày giỗ thì có thể cúng bà vào ngày giỗ tổ của dòng họ.

Các gia đình có bàn thờ bà Tổ Cô thì nên thường xuyên cúng kính, thắp hương cho bà, nhất là vào ngày sóc vọng để nhận được nhiều phước đức, may mắn và bình an cho bản thân và gia đình, dòng họ.

3. Quy trình thờ cúng

Để việc cúng bái bà Tổ Cô diễn ra một cách trọn vẹn và đúng chuẩn nghi thức nhất, các gia chủ cần lưu ý lựa chọn những giờ đẹp để thực hiện, tránh những giờ xấu hoặc giữa trưa, ban đêm. Việc cúng bái bà Tổ Cô thường diễn ra theo quy trình sau:

Trước khi tiến hành lễ cúng, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tể, nghiêm trang, tắm rửa sạch sẽ để thanh tẩy bản thân. Sau đó gia chủ đặt những lễ vật đã chuẩn bị sẵn lên bàn thờ, thắp hương và tiến hành đọc văn khấn.

Khi đọc văn khấn, gia chủ cần đọc chậm rãi, mạch lạc và thể hiện sự thành tâm, kính trọng của bản thân để những lời nguyện cầu đến được với bà Tổ Cô, mong bà về thọ hưởng lễ vật.

Sau khi hương cháy được khoảng 2/3, gia chủ xin hạ mâm lễ vàng mã xuống và hóa vàng, vừa đốt vừa khấn cầu bà Tổ Cô về những mong muốn về sự bình an, sức khỏe của gia đình.

Khi hương trên bàn thờ đã cháy đến, gia chủ xin hạ mâm lễ vật xuống để cùng gia đình thưởng thức, đây là mâm lễ đã được bà Tổ Cô ban lộc nên các thành viên trong gia đình được thụ lộc sẽ cực kỳ may mắn.

Bài văn khấn cúng bà Tổ Cô chi tiết, chuẩn nhất

Bài văn khấn cúng bà Tổ Cô là yếu tố vô cùng quan trọng giúp lễ cúng diễn ra một cách trang trọng và chuẩn nghi thức. Dưới đây là bài văn khấn cúng bà Tổ Cô chi tiết, chuẩn nhất mà các bạn nên áp dụng cho lễ cúng của gia đình mình.

văn khấn cúng bà tổ cô
Bài văn khấn cúng bà Tổ Cô chuẩn nghi thức truyền thống

Trên đây là những thông tin về bài văn khấn và cách cúng bái bà Tổ Cô đúng chuẩn truyền thống mà Tranh thờ Đức Phát muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ biết cách chuẩn bị những lễ vật cần thiết và biết cách khấn vái sao cho phù hợp với ngày cúng của bà Tổ Cô.

Bình luận (1)

  1. Nguyen thi qui says: Trả lời

    Da cho hỏi những dòng…. đó minh đọc như thế nao ạ hướng vẫn cho con rõ với để cúng đúng lời cầu nguyện ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email