Văn khấn xin gia tiên phù hộ gia đình bình an, sung túc, đủ đầy
Văn khấn gia tiên đã trở thành một phần quan trọng, không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết, cúng kính, thậm chí là trong cuộc sống hàng ngày. Nó được xem là phương tiện kết nối giữa bề trên với những người hậu thế để qua đó họ thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và mời gia tiên trở về sum họp cùng gia đình trong các dịp lễ, giỗ chạp.
Trong bài viết dưới đây, Tranh thờ Đức Phát sẽ gửi đến bạn bài khấn gia tiên chuẩn nghi lễ truyền thống nhất để mang đến bình an, sung túc, đủ đầy cho gia đình mà bạn có thể sử dụng.
Ý nghĩa của việc khấn gia tiên
Cúng gia tiên là một trong những phong tục vô cùng tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ghi tạc công ơn lớn lao của ông bà tổ tiên ngày trước.
Trong mỗi gia đình, không khó để bắt gặp hình ảnh bàn thờ gia tiên được đặt ở những nơi cao ráo và trang trọng nhất trong nhà. Điều này thể hiện lối sống hướng về cội nguồn cùng tấm lòng thành kính cao cả của dân tộc ta dành cho bậc tiền nhân đã khuất.
Theo quan niệm thờ cúng của nhiều gia đình, thắp hương và đọc văn khấn là cách để kết nối giữa cõi âm và cõi dương, không chỉ giúp bàn thờ tổ tiên trở nên ấm cúng hơn mà còn truyền tải được tình cảm chân thành, sự kính trọng của bản thân đến với đấng bề trên.
Ngoài ra, khấn gia tiên còn là cơ hội để con cháu gửi những mong muốn, nguyện vọng của bản thân đến gia tiên tiền tổ để mong họ phù hộ và ban phước đức cho con cháu đời đời được ấm no, hạnh phúc.
Văn khấn gia tiên dùng trong những ngày nào
Ngày nay, rất nhiều gia đình giữ thói quen thắp hương và đọc văn khấn gia tiên hằng ngày bởi họ cho rằng, làm như vậy sẽ giúp nơi thờ phụng của ông bà tổ tiên thêm ấm áp, linh thiêng. Đồng thời bày tỏ lòng thành kính và biết ơn với bậc tiền nhân với thái độ thành kính và biết ơn sâu sắc nhất.
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng văn khấn gia tiên chỉ nên dùng vào những ngày lễ lớn như rằm, mùng một, ngày cúng giỗ, lễ tết,…chứ không nên dùng hàng ngày vì ngày thường chỉ cần thắp hương và bái lạy là đủ rồi.
Khép lại những tranh cãi xoay quanh vấn đề trên, có thể thấy rằng văn khấn gia tiên thường được dùng phổ biến trong các trường hợp sau đây:
Dùng văn khấn hàng ngày, hàng tuần mỗi khi thắp hương: như đã nói ở trên, người ta cho rằng thắp hương và khấn bái mỗi ngày để thể hiện tâm ý, sự hiếu kính với ông bà tổ tiên, đồng thời giúp nơi thờ cúng luôn được tràn đầy linh khí.
Văn khấn gia tiên dùng vào ngày rằm hoặc mùng một hàng tháng: tâm linh cho rằng, ngày rằm là ngày mà mặt trăng và mặt trời, cõi âm và cõi dưỡng có sự thông suốt đối xứng giao hòa với nhau; còn mùng một là ngày khởi đầu của tháng mới với những điều may mắm tốt đẹp nên đây là thời điểm thích hợp để gửi lời khấn bái đến gia tiên.
Cuối cùng, văn khấn tổ tiên còn được dùng trong các ngày lễ Tết theo văn hóa Việt Nam như Tết nguyên đán, lễ Vu Lan và lễ cúng giỗ gia tiên như một cách để giao tiếp, kết nối nhằm mời các vị tiền nhân khuất bóng về sum họp với gia đình, con cháu.
Văn khấn gia tiên phù hộ gia đình bình an, sung túc
Người ta cho rằng, bài văn khấn càng chuẩn, người đọc bài khấn càng thành tâm thì mọi ước nguyện của con cháu càng dễ đến với ông bà tổ tiên. Dưới đây là một số bài khấn gia tiên phù hộ bình an, sung túc được sử dụng phổ biến trong cuộc sống.
Đầu tiên là bài văn khấn gia tiên sử dụng hàng ngày, gia chủ có thể sắp xếp thời gian để thắp hương và đọc bài khấn sao cho phù hợp nhất.
Nghi lễ đọc văn khấn này nên thực hiện vào sáng sớm để khởi động ngày mới an lành, thuận lợi hơn hoặc chiều tối trước 7 giờ đêm để mang lại cảm giác thư thái sau ngày dài làm việc mệt mỏi.
Dưới đây là bài khấn gia tiên sử dụng vào ngày rằm hoặc mùng một hàng tháng giúp mang lại bình an, sung túc cho gia đình.
Tiếp theo là bài khấn gia tiên sử dụng vào ngày 30 Tết để đón ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu.
Kế đến là bài văn khấn gia tiên ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán để cầu bình anh, thuận lợi và may mắn cho năm mới.
Trên đây là một số mẫu văn khấn gia tiên thông dụng trong cuộc sống hằng ngày, các gia chủ có thể tham khảo để sử dụng cho gia đình mình.
Cách khấn gia tiên
Trước khi thực hiện việc khấn gia tiên, chủ nhà cần tắm rửa sạch sẽ để thanh tẩy bản thân, bên cạnh đó cần phải ăn mặc chỉnh tề, lịch sự để thể hiện sự tôn kính với tổ tiên.
Bên cạnh đó, cần chuẩn bị mâm cúng với các lễ vật cần thiết. Nếu cúng để khấn hàng ngày thì có thể chuẩn bị lễ vật đơn giản, có thể chỉ thắp hương rồi khấn, còn mâm cúng trong những dịp lễ tết, đám giỗ,…thì nên chuẩn bị đầy đủ, chỉn chu mọi thứ.
Khi khấn, cần giữ cho tâm trạng thanh thản, thể hiện thái độ thành tâm xuất phát từ đáy lòng để những mong ước và nguyện vọng của gia chủ được bề trên chứng giám.
Trên đây là một số bài khấn gia tiên thông dụng mà Tranh thờ Đức Phát đã sưu tầm và tìm hiểu kĩ lưỡng trước khi chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ tìm được mẫu văn khấn gia tiên phù hợp nhất cho lễ cúng của gia đình mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!