Văn khấn ngày giỗ thường cúng ông bà cha mẹ đầy đủ, đúng nhất
Cúng giỗ ông bà cha mẹ là phong tục đẹp đẽ đã xuất hiện từ ngàn đời nay và ngày càng được lưu truyền, phát triển bền vững trong cuộc sống. Tuy nhiên, sử dung bài văn khấn sao cho đúng trong lễ cúng này là vấn đề mà không phải ai cũng biết rõ. Ở bài viết dưới đây, Tranh thờ Đức Phát xin gợi ý đến bạn bài văn khấn ngày giỗ thường cúng ông bà cha mẹ đầy đủ và đúng chuẩn nhất để các bạn có thể sử dụng cho gia đình mình.
Thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ – nét đẹp trong văn hóa người Việt Nam
Cúng giỗ ông bà cha mẹ là truyền thống văn hóa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, là ngày vô cùng trọng đại mà không một ai được phép lãng quên.
Người xưa quan niệm rằng, chết không phải là hết mà là đi đến một thế giới khác tốt đẹp hơn. Người sống với người đã khuất có thể giao cảm với nhau thông qua kết nối về tâm linh. Chính vì vậy người ta mới tổ chức ngày giỗ để mời ông bà cha mẹ trở về dùng cơm cùng với gia đình vào ngày mà họ qua đời.
Người ta hiểu rằng, sinh – lão – bệnh – tử là quy luật vô thường của tạo hóa mà bất kì ai cũng đều phải trải qua, con người sinh ra rồi chết đi là lẽ thường tình của cuộc sống.
Vậy nên ngày giỗ thường được tổ chức để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ngày giỗ như một ngày để sum họp, tưởng nhớ chứ không còn quá đau buồn nữa.
Ngày giỗ đã được kế thừa và tiếp nối qua hàng ngàn thế hệ, trở thành nét đẹp trong văn hóa thờ cúng của dân tộc ta, thể hiện tấm lòng thành kính và tình cảm sâu sắc nhất dành cho cội nguồn sinh dưỡng.
Ý nghĩa của văn khấn trong ngày giỗ
Văn khấn là một bài văn hoặc thơ dừng trong thờ cúng thường được soạn sẵn dựa theo nguyên tắc và đặc trưng riêng của từng lễ cúng. Các bài văn khấn được dùng với mục đích truyền tải lời ước nguyện, khẩn cầu của người trần thế đến với chư vị thần phật và gia tiên tiền tổ.
Văn khấn là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu để góp phần làm cho lễ cúng được diễn ra trang nghiêm, đúng phong tục.
Vào những ngày giỗ kỵ ông bà tổ tiên, các gia chủ thường bày trí lễ vật, mâm cúng thịnh soạn lên bàn thờ, sau đó thắp nhang và đọc văn khấn với ước nguyện hương linh người đã khuất sẽ về hưởng thụ lễ vật đã được dâng lên và chứng giám cho tình cảm chân thành, nhớ ơn cội nguồn nguyên thủy của con cháu.
Nhiều bài văn khấn dùng để cúng giỗ ông bà cha mẹ được lưu truyền rộng rãi dẫn đến việc không thể biết chính xác bài nào chuẩn nghi lễ truyền thống nhất. Chính vì vậy, khi tìm kiếm bài khấn cúng giỗ ông bà cha mẹ, các bạn phải tìm hiểu một cách thật kĩ càng, cẩn thận.
Văn khấn ngày giỗ thường cúng ông bà cha mẹ đúng và đầy đủ nhất
Nếu như giỗ đầu là ngày giỗ đầu tiên tròn 1 năm sau khi người thân qua đời và ngày giỗ hết là ngày mãn tang toàn bộ thành viên trong gia đình thì giỗ thường là ngày giỗ của những năm tiếp theo sau ngày giỗ hết.
Giỗ thường hay Cát Kỵ là ngày giỗ của người đã mất tính từ năm thứ 3 trở đi. Đây là dịp để con cháu tề tựu, sum vầy cùng nhau thực hiện lễ cúng và thắp nén nhang nhằm tưởng nhớ đến người thân đã khuất của mình.
Thông thường theo truyền thống xưa nay thì trong một kỳ giỗ sẽ tiến hành hai lễ quan trọng là lễ Tiên Thường và lễ Chính Kỵ.
Lễ Tiên Thường và văn khấn dùng đọc trước mộ ông bà cha mẹ
Lễ Tiên Thường được tổ chức trước giỗ chính một ngày nhằm xin phép Thổ Công cho vong hồn người đã khuất được trở về nhà, đồng thời mời gia tiên và người đã khuất về thọ hưởng lễ vật.
Vào ngày này, người thân thường sẽ ra mộ để sửa sang, quét tước và mộ phần. Lễ Tiên Thường sẽ được tiến hành vào buổi chiều hôm trước và duy trì nhang đèn hương khói cho cho đến hết ngày Chính Kỵ.
Thông thường, người thân sẽ chuẩn bị một bài văn khấn trước ngày giỗ thường cúng ông bà cha mẹ tại mộ. Sau đây là bài văn khấn dùng đọc ngoài mộ trước ngày giỗ mà bạn có thể sử dụng.
Lễ Chính Kỵ và văn khấn ngày giỗ thường cúng ông bà cha mẹ
Chính Kỵ là ngày giỗ chính thức vào ngày mất của người đã khuất. Thông thường, người thân sẽ chuẩn bị mâm cúng, lễ vật gồm nhang đèn, giấy tiền vàng bạc, rượu trắng, hoa cúng cũng các món ăn để dâng lên bàn thờ ông bà cha mẹ.
Tùy điều kiện của từng gia đình mà ngày giỗ sẽ được tổ chức với nhiều quy mô khác nhau để mời người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng đến dự giỗ. Tuy nhiên, tâm ý và tấm lòng của con cháu mới là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Sau khi dâng lễ cúng lên bàn thờ, gia chủ sẽ tiến hành đọc văn khấn để mời tổ tiên cùng ông bà cha mẹ về hưởng giỗ, đồng thời nói lên tâm nguyện của bản thân và mong muốn nhận được sự phù hộ độ trì của gia tiên đã khuất.
Dưới đây, Tranh thờ Đức Phát xin chia sẻ đến bạn bài văn khấn dùng trong ngày giỗ ông bà cha mẹ để bạn sử dụng trong lễ cúng gia đình.
Cách tổ chức cúng giỗ thường cho ông bà cha mẹ
Để ngày giỗ ông bà cha mẹ được diễm ra một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất thì khâu chuẩn bị là vô cùng cần thiết. Trước ngày giỗ, con cháu cần chuẩn bị trước lễ vật cùng mâm lễ cúng một cách cẩn thận, chi tiết.
Mâm lễ cúng và lễ vật sẽ có sự khác nhau theo phong thục của từng vùng miền, vậy nên tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình mình, các bạn có thể cân nhắc để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Bên cạnh đó, vào trước ngày giỗ thường của ông bà cha mẹ, con cháu cần quét tước nhà cửa, sân vườn, lau dọn bàn thờ và ra mộ phần dọn dẹp, thắp hương để bày tỏ lòng thành kính cùng sự chu đáo ân cần.
Vào ngày cúng giỗ, sau khi mâm cơm cúng đã được chuẩn bị tươm tất, đầy đủ, gia đình sẽ bày lên bàn thờ gia tiên để dâng hương và tiến hành đọc văn khấn.
Sau khi thực hiện xong các thủ tục của một buổi cúng giỗ, gia đình sẽ tiến hành đốt quần áo, nhà cửa, xe cộ, vàng mã,…cho ông bà cha mẹ với mong muốn họ sẽ có cuộc sống đủ đầy, an nhàn ở thế giới bên kia.
Có thể nói, ngày giỗ thường cúng ông bà cha mẹ là truyền thống vô cùng đẹp đẽ trong văn hóa thờ cúng của người Việt ta cần tiếp tục giữ gìn phát huy. Trên đây là một số thông tin về ngày giỗ thường cúng ông bà cha mẹ mà Tranh thờ Đức Phát muốn chia sẻ đến bạn.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ hiểu thêm về ý nghĩa và các bước tiến hành thực hiện đám giỗ cho người thân đã mất, đồng thời tìm được bài văn khấn giỗ thường ông bà cha mẹ đúng và đầy đủ nhất để sử dụng trong lễ cúng của gia đình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!