Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết để cả năm sung túc

Ngoài việc sắm sửa và trang hoàng nhà cửa, trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết là khâu quan trọng cần thực hiện trước khi đón năm mới. Không gian thờ cúng cần được dọn dẹp sạch sẽ, trang trí thật chu đáo và đẹp mắt để mong cầu về một năm mới sung túc, đủ đầy.

Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết

Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp trong tín ngưỡng của người Việt. Không biết từ bao giờ, hình thức thờ cúng này đã được hình thành và gìn giữ cho đến tận ngày nay. Dù cuộc sống có bận rộn, người Việt vẫn luôn dành thời gian để chăm sóc bàn thờ và hướng về gốc rễ của mình.

Việc thờ phụng cần được thực hiện hằng ngày như một lẽ tự nhiên. Song vào những dịp quan trọng như Tết, ngày giỗ, ngày rằm, mùng 1,… bàn thờ cần được trang trí đặc biệt hơn. Người Việt quan niệm rằng “trần âm sao vậy”. Tức là cuộc sống ở thế giới bên kia cũng giống như cuộc sống của người trần.

trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết là khâu quan trọng để chuẩn bị đón chào một năm mới

Tết đến Xuân về, ngoài việc trang hoàng lại nhà cửa, sắm sửa đồ đạc, người Việt còn chú trọng việc trang trí bàn thờ gia tiên. Trong ngôi nhà của người Việt, không gian thờ cúng là nơi được chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ nhất. Bởi đây là nơi thờ cúng những người đã khuất, đồng thời là nơi để con cháu có thể bày tỏ lòng biết ơn và sự tôn kính đối với tổ tiên.

Trang trí bàn thờ gia tiên đẹp vừa giúp cho không gian sống thêm sinh khí, ấm cúng vừa thể hiện được nét đẹp  “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Làm mới không gian thờ cúng để đón chào một năm mới đã trở thành nét đẹp trong nếp sống, tập quán của người Việt.

Nên trang trí bàn thờ gia tiên vào thời điểm nào?

Người Việt rất coi trọng đời sống tâm linh. Giá trị tinh thần là một phần quan trọng của cuộc sống bên cạnh những giá trị về vật chất. Do đó, người Việt đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn thời gian để bao sái, trang trí lại bàn thờ.

Thực tế, không có quy định về thời điểm trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết. Tuy nhiên theo phong tục, người Việt sẽ thực hiện việc dọn dẹp, trang trí bàn thờ từ ngày 23 tháng Chạp âm lịch trở đi và hoàn thành trước ngày 30 tháng Chạp để có thể đón chào một năm mới sung túc, ấm no.

Nếu có thời gian, bạn hoàn toàn có thể trang trí bàn thờ gian tiên sớm hơn. Dọn dẹp, trang trí bàn thờ sớm sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong khâu chuẩn bị để đón Tết và hạn chế tối đa những thiếu sót.

Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết đón tài lộc, tăng vượng khí

Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết đúng cách sẽ giúp tăng sinh khí cho căn nhà. Mang đến tài lộc, sự hưng thịnh cho gia chủ và hơn hết là thể hiện mong cầu về một năm mới bình an, sung túc.

Người Việt quan niệm rằng, những ngày đầu năm thuận lợi, may mắn thì cả năm cũng sẽ gặp những điều tốt đẹp, an nhiên. Trước khi trang hoàng nhà cửa thì việc đầu tiên cần làm là trang trí lại bàn thờ. Nếu không có kinh nghiệm về vấn đề này, những thông tin sau từ Tranh thờ Đức Phát sẽ vô cùng hữu ích với bạn đọc:

1. Lau dọn bàn thờ ông bà

Không gian thờ cúng cần được dọn dẹp sạch sẽ, toàn diện trước khi đón Tết. Hằng ngày, những lo toan về cơm áo gạo tiền khiến nhiều người không có thời gian chăm sóc bàn thờ thường xuyên. Tết đến Xuân về là dịp lý tưởng để làm sạch toàn bộ bàn thờ, mang đến cho không gian thờ cúng sự tươi mới và khang trang.

trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết
Trước khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết, cần lau dọn bàn thờ và các vật phẩm thờ cúng

Không giống với những không gian khác, khi vệ sinh và dọn dẹp bàn thờ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trước khi tiến hành vệ sinh, phải thắp nhang xin phép. Nếu có thể, nên chuẩn bị văn khấn trước và sau khi bao sái bàn thờ gia tiên để thông báo cho những người đã khuất về việc dọn dẹp không gian thờ cúng. Hành động này không chỉ mang ý nghĩa thông báo mà còn thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
  • Sử dụng chậu, chổi và khăn dành riêng cho bàn thờ. Không dùng đồ sinh hoạt trong gia đình để vệ sinh, làm sạch bàn thờ.
  • Dùng nước sạch để vệ sinh bàn thờ, không sử dụng nước bẩn hoặc nước đã qua sử dụng. Đây được xem là hành vi bất kính với người thân đã khuất.
  • Khi dọn dẹp, lau chùi tượng, cần phải thao tác thật nhẹ nhàng, không nên tạo ra âm thanh lớn gây quấy nhiễu, phá vỡ sự thanh tịnh vốn có của không gian thờ cúng.

Sau một năm thờ cúng, cần rút bớt chân nhang. Lưu ý nên để lại một ít chân nhang theo số lẻ là 3, 5, 7, 9,… không nên rút hết toàn bộ. Phần chân nhang rút bỏ nên đem đốt thành tro, không được vứt vào sọt rác.

2. Chuẩn bị hoa tươi, đồ cúng

Nhìn chung, trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết không cần phải chuẩn bị quá nhiều. Nếu không gian thờ cúng đã hoàn chỉnh, bạn chỉ cần dọn dẹp sạch sẽ và chuẩn bị thêm hoa tươi, đồ cúng.

Trang trí bàn thờ ông bà bằng hoa tươi là cách đơn giản nhưng giúp tổng thể trở nên tươi mới, tràn đầy sinh khí. Có thể lựa chọn những loại hoa theo sở thích hoặc chọn những loại hoa tươi lâu, ít phải chăm sóc.

trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết
Vào những ngày Tết đến Xuân về, nên trang trí bàn thờ bằng nhiều hoa tươi để tăng sinh khí, cầu mong may mắn

Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị đồ cúng cho bàn thờ gia tiên vào những ngày Tết đến Xuân về. Bàn thờ có đầy đủ đồ cúng từ bánh kẹo, rượu, trái cây, bánh chưng, gà luộc,… chính là dấu hiệu của một năm mới sung túc, đủ đầy.

Theo quan niệm của người Việt, ngày thường có thể thiếu thốn nhưng ba ngày Tết phải đủ đầy tất cả. Như vậy, cả năm mới có thể sung túc, không phải lo lắng về cái ăn cái mặc. Theo kinh nghiệm của nhiều người, nên chuẩn bị đồ cúng có thể trưng lâu ngày như bánh kẹo, rượu vang,… Đồ cúng tươi như hoa quả, gà luộc, các món ăn,… cần phải thay mới hằng ngày để tránh hư hỏng.

Bàn thờ tràn ngập đồ cúng sẽ trông ấm cúng và sung túc hơn. Tuy nhiên, không nên dâng đồ cúng quá nhiều sẽ làm mất đi bố cục của bàn thờ, dẫn đến tình trạng lộn xộn, thiếu trật tự.

3. Sắp xếp vật phẩm thờ cúng đúng nguyên tắc

Sau khi dọn dẹp bàn thờ, cần đặt bài vị, di ảnh và các vật phẩm thờ cúng trở lại vị trí bàn đầu. Bàn thờ cần được sắp xếp theo đúng nguyên tắc để đảm bảo bố cục cân đối, hài hòa. Nếu chưa có kinh nghiệm sắp xếp, bố trí bàn thờ gia tiên đúng cách, bạn nên tìm hiểu trước khi thực hiện để tránh phải phạm những điều tối kỵ.

4. Chú ý không gian phòng thờ

Ngoài dọn dẹp và trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết, bạn cũng cần phải chú ý làm sạch phòng thờ. Lau dọn trần nhà, tháo gỡ và giặt sạch rèm cửa. Để đón chờ một năm mới sắp đến, có thể trang trí phòng thờ bằng các loại cây cảnh, câu đối,… Những vật phẩm trang trí này sẽ giúp cho không gian thờ cúng tăng sinh khí, không gian trở nên ấm cúng và gần gũi hơn.

5. Thay mới đồ cúng hằng ngày

Để bàn thờ gia tiên luôn đẹp và chỉn chu, bạn cần thay mới đồ cúng hằng ngày. Có thể giữ lại đồ cúng không bị hư hỏng như rượu vang, bánh kẹo,… nhưng cần dâng mâm cơm cúng mới mỗi ngày. Với trái cây cũng nên thay mới thường xuyên, không nên để trái cây héo úa, hư hỏng trên bàn thờ.

trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết
Một trong những lưu ý quan trọng khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết là phải thay mới đồ cúng hằng ngày

Đồ cúng cho người đã khuất phải được chuẩn bị thật chỉn chu. Tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình mà lựa chọn đồ cúng cho hợp lý. Đồ cúng không nhất thiết phải là các món ăn đắt đỏ, đó có thể là những món ăn đơn sơ nhưng cần phải được chuẩn bị chu đáo bằng sự chân thành và tôn kính.

Những điều cần kiêng kỵ khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết

Nhìn chung, trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết không quá phức tạp. Ngày nay, cuộc sống bận rộn khiến cho nhiều gia đình không có quá nhiều thời gian để chuẩn bị Tết. Do đó có thể tối giản bằng cách làm sạch bàn thờ và trang trí bằng hoa tươi, đồ cúng.

Trong quan niệm của người Việt, thờ cúng là việc thiêng liêng cần được thực hiện trang trọng và tôn nghiêm. Khi trang trí bàn thờ ông bà tổ tiên để đón Tết, bạn cần lưu ý một số vấn đề để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ:

  • Thực hiện việc trang trí, dọn dẹp bàn thờ phải là người trong gia đình. Không thể nhờ người thân, bạn bè đến hỗ trợ. Không gian thờ cúng phải được chăm sóc bởi đích thân gia chủ để thể hiện được lòng thành và được tổ tiên phù hộ, che chở.
  • Khi dọn dẹp bàn thờ, cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh va chạm gây ra tiếng động lớn và đặc biệt kiêng kỵ việc làm đổ vỡ vật phẩm thờ cúng.
  • Không trang trí bàn thờ bằng hoa giả, trái cây nhựa. Việc này sẽ không thể hiện được lòng thành kính của gia chủ đối với ông bà tổ tiên. Nếu không có nhiều thời gian, có thể trang trí bàn thờ bằng cây sống đời,… để dễ chăm sóc.
  • Cần thắp nhang thông báo với gia tiên về việc sẽ dọn dẹp, trang trí lại bàn thờ. Gia chủ chu đáo có thể chuẩn bị văn khấn hoặc có thể thông báo đơn giản đều được. Việc thông báo trước khi trang trí bàn thờ thể hiện sự tôn trọng với ông bà tổ tiên và tránh trường hợp bị quở phạt khi tự ý đụng vào đồ của người đã khuất.
  • Có thể bày tỏ sự mong cầu về một năm mới sung túc bằng mâm ngũ quả hoặc các loại trái cây mang ý nghĩa tốt đẹp như quả Phật thủ, nải chuối, quýt, hồng, quả bưởi,…

Ngoài những lưu ý khi trang trí bàn thờ gia tiên, bạn cần chú ý thắp nhang đều đặn. Những ngày thường, có thể thắp nhang 1 – 2 lần. Tuy nhiên vào những ngày Tết nên thắp đầy đủ 2 lần (sáng sớm và buổi xế chiều).

Không gian thờ cúng là nơi để con cháu thờ phụng và luôn nhớ đến những người thân đã khuất. Vào những dịp đặc biệt, đừng quên chăm sóc bàn thờ để thể hiện sự tôn kính với gia tiên. Mong rằng qua những thông tin hữu ích trong bài viết, bạn đọc có thể dễ dàng trang trí bàn thờ gia tiên đúng cách để có một năm mới sung túc, hưng thịnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email