Văn khấn rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) chi tiết nhất

Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu chính là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Đây là ngày vô cùng quan trọng và linh thiêng trong dịp đầu xuân đối với mỗi gia đình Việt. Vào ngày rằm tháng Giêng, ngoài việc cùng gia đình lên chùa để cầu bình an và sức khỏe cho năm mới thì người ta còn thường làm lễ cúng tại nhà. Vậy lễ cúng rằm tháng Giêng diễn ra như thế nào, mâm cúng gồm những gì, bài văn khấn ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tết Nguyên Tiêu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc, diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Theo thời gian, Tết Nguyên Tiêu ngày càng phát triển rộng rãi và trở thành một trong những ngày rằm quan trọng nhất trong năm.

Có nhiều tích truyện và truyền thuyết lý giải về sự ra đời của Tết Nguyên Tiêu. Tuy nhiên được biết đến nhiều nhất chính là sự tích sau đây:

Vào thời Tây Hán tại Trung Quốc, mỗi dịp xuân đến các cung nữ lại nhớ nhà da diết nhưng không thể về được. Lúc bấy giờ, một sủng thần của Hán Vũ Đế là Đông Phương Sóc vì cảm động trước tấm lòng của các cung nữ nên đã nghĩ cách để giúp đỡ.

Ông tung tin thành Trường An sẽ bị Hỏa thần thiêu rụi nên hiến kế cho nhà vua lánh nạn ở ngoài cung, trong cung sẽ treo đầy đèn lồng để giả cảnh lửa cháy lừa Hỏa thần.

Hán Vũ Đế chấp thuận kế sách này và từ ngày đó trở đi, mỗi năm khi đến rằm tháng Giêng, cả nước đều treo đèn lồng và đốt pháo. Phong tục này từ đó cũng được lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ và du nhập vào Việt Nam.

tết nguyên tiêu
Tết Nguyên Tiêu lễ hội truyền thống bắt nguồn từ Trung Quốc

Tết Nguyên Tiêu được hiểu là đếm rằm đầu tiên của năm mới, trong đó nguyên nghĩa là thứ nhất và tiêu nghĩa là đêm. Người Việt Nam còn gọi ngày này là Tết Thượng Nguyên để phân biết với ngày rằm tháng bảy (Tết Trung Nguyên) và rằm tháng mười (Tết Hạ Nguyên).

Răm tháng Giêng cũng là dịp lễ vô cùng quan trọng đối với Phật Giáo, người nhà Phật có quan niệm rằng “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”.

Từ khi được du nhập vào nước ta, Tết Nguyên Tiêu đã được người dân đón nhận và có sự biến đổi để phù hợp với phong tục tập quán và lối sống truyền thống của người Việt Nam.

Vào ngày này, các gia đình sẽ cùng nhau đi chùa và bày mâm cỗ cúng ở nhà để bày tỏ lòng tôn kính với Phật và tổ tiên của mình, đồng thời cầu may mắn, bình an cho cả gia đình trong năm mới.

Tùy theo phong tục của từng gia đình mà mâm cúng Tết Nguyên Tiêu sẽ có những lễ vật, món ăn khác nhau, tuy nhiên mục đích chính vẫn là thể hiện lòng thành kính, biết ơn với Thần Phật và gia tiền tiền tổ.

Mâm cúng rằm tháng Giêng

Thông thường vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình cần chuẩn bị một mâm cỗ cúng Phật, một mâm cỗ cúng gia tiên rồi tiến hành dọn dẹp bàn thờ một cách cẩn thận và làm lễ cúng.

Mâm cỗ chay cúng Phật

Mâm cỗ chay cúng Phật thường làm từ những món đơn giản phổ biến xưa nay, tuy nhiên các gia chủ nên lựa chọn các nguyên liệu sạch sẽ, thanh khiết để chế biến đồ cúng nhằm thể hiện sự chân thành dâng lên Đức Phật. Thông thường mâm cỗ chay cúng Phật sẽ có các món ăn sau:

  • Hoa quả
  • Chè, xôi
  • Các món đậu
  • Canh
  • Rau củ xào
Mâm cỗ chay
Mâm cỗ chay cúng Phật vào ngày Tết Nguyên Tiêu

Mâm cỗ cúng Phật vào ngày Tết Nguyên Tiêu còn có thêm chè trôi nước với quan niệm năm mới sẽ hạnh phúc tròn đầy, viên mãn và thành công.

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên

Bên cạnh mâm cũng Phật, mâm cỗ mặn cúng gia tiên thường sẽ có những món sau:

  • Thịt gà, thịt lợn luộc
  • Canh măng
  • Món xào
  • Nem, giò
  • Xôi gấc
  • Hoa quả
  • Các vật phẩm khác: Trầu cau, rượu, đèn nến, hương hoa vàng mã.
Mâm cỗ mặn cúng gia tiên
Mâm cỗ mặn cúng gia tiêng vào ngày rằm tháng Giêng

Đặc biệt, trong mâm lễ cúng mặn cũng không thể thiếu bánh trôi nước với ý nghĩa mọi việc trong năm đều trọn vẹn và may mắn. Khi chuẩn bị đổ cúng xong xuôi, các bạn tiến hành sắp xếp một cách tỉ mỉ, cẩn thận những món đồ đó lên bàn thờ và tiến hành cúng bái.

Văn khấn cúng rằm tháng Giêng chi tiết nhất

Bên cạnh mâm cúng thì việc chuẩn bị bài văn khấn thật chi tiết, đúng chuẩn cũng là phần vô cùng cần thiết để thực hiện lễ cúng rằm tháng Giêng. Dưới đây là bài khấn cũng rằm tháng Giêng chi tiết, đầy đủ nhất giúp mang lại may mắn mà các gia chủ có thể áp dụng trong gia đình mình.

Bài văn khấn cúng rằm tháng giêng
Bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng chi tiết và đầy đủ nhất

Lưu ý khi tiến hành đọc văn khấn, người đọc cần giữ thái độ thành kính, tôn trọng đối vòi thần linh và ông bà tổ tiên để qua đó gửi gắm những nguyện ước chân thành đến với họ.

Người ta cho rằng bài văn khấn càng chuẩn và người đọc văn khấn càng thành tâm thì mọi ước nguyện chắc chắn sẽ được hiện thực hóa, chính vì vậy tâm ý người đọc là yếu tố vô cùng quan trọng cần thực hiện cho tốt.

Những lưu ý trong ngày Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng)

Vì ngày Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày rằm lớn nhất trong năm, hơn nữa lại có ý nghĩa rất lớn với Phật Giáo nên gia chủ cần lưu ý những điều sau để tránh những chuyện gây thất lễ với thần linh.

Thứ nhất: Không dùng hoa giả và trái cây giả: Có nhiều gia đình đặt trái cây và chưng hoa giả lên bàn thờ cho đẹp nhưng như vậy là không đúng bởi nó thể hiện sự thiếu chân thành. Hoa quả nên sử dụng những loại tươi, sạch để dâng cúng thần Phật, tổ tiên.

Thứ hai: Không nên dùng các loại đồ chay giả mặn. Nhiều gia chủ muốn mâm cỗ cúng đầy đủ hơn nên dùng đồ giả mặn, tuy nhiên việc này là không cần thiết. Các bạn chỉ cần nấu những món đơn giản thuần chay để dâng cúng tổ tiên, thần Phật bởi quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm.

Thứ ba: Không đốt nhiều vàng mã. Các gia chủ cúng rằm tháng Giêng để cầu nguyện cho một năm sung túc, an lành, thịnh vượng, ấm no nên thường nghĩ đốt nhiều vàng mã sẽ tốt, tuy nhiên hành động này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và lãng phí.

Thứ tư: Vào ngày này các gia đình thường lau dọn bàn thờ để tỏ lòng thành kính và giúp không gian thờ cúng sạch sẽ, trang nghiêm hơn. Nên lưu ý cần khấn vái và thực hiện các nghi thức đầy đủ mới tiên hành công việc này, hơn nữa tuyệt đối không để xê dịch bát hương khi lau dọn bàn thờ.

Thứ năm: Không cúng thủ lợn vào ngày này bởi người ta cho rằng đầu năm cúng thủ lợn là không tốt và sát khí nặng sẽ gây ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình, vì thế nên hạn chế thì hơn.

Thứ sáu: Nhiều gia đình có thói quen đặt tiền lên bàn thờ để cúng tế với mục đích xin tài lộc thế nhưng không phải cứ là tiền thì đều có thể đặt lên để thờ cúng, các gia chủ nên lưu ý tiền đó phải do bản thân mình làm ra, có nguồn gốc rõ ràng thì mới mang đến phước lành được.

văn khấn rằm tháng giêng
Rằm tháng Giêng là một trong những ngày rằm lớn nhất trong năm vì thế khi cúng cần lưu ý nhiều yếu tố

Trên đây là một số thông tin về cách thực hiện và bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng đúng và đầy đủ nhất mà Tranh thờ Đức Phát muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm rõ các bước thực hiện lễ cúng rằm tháng Giêng và tìm được bài văn khấn phù hợp nhất để áp dụng cho lễ cúng của gia đình mình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email