Bàn thờ ông Táo gồm những gì? Cách lập bàn thờ khi về nhà mới

Thờ cúng Ông Táo là tục lệ được lưu giữ qua nhiều thế hệ người Việt. Thờ cúng không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa tâm linh mà đặt bàn thờ cúng Ông Táo cũng cần chuẩn phong thủy để giữ cho gia đình ấm cúng, thu hút tài lộc.

Thờ ông Táo để làm gì?

Văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam thờ cúng rất nhiều vị Thần, trong đó Táo quân trong tín ngưỡng dân gian từ xa xưa tượng trưng cho vị thần bảo hộ gia đình. Táo Quân hay dân gian còn gọi là Ông Táo – vị thần Đất. Bắt nguồn từ câu chuyện của Trung Quốc – nhân gian thờ Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc để có cuộc sống bình an, đất đai mùa màng màu mỡ . Trong nhiều thế kỷ sau du nhập vào Việt Nam và được gọi chung là ông Công ông Táo.

bàn thờ ông công ông táo
Thờ ông Táo là tín ngưỡng từ bao đời nay của người Việt và hiện tại vẫn được tiếp tục gìn giữ, phát huy

Người Việt thờ cúng Ông Công Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Đây là thời gian mà ông Táo cưỡi cá chép lên Thiên đình để báo cáo về chuyện của nhân gian của gia đình trong 1 năm. Vì Thờ cúng ông Táo vào ngày Tết rất quan trọng, hầu như mọi gia đình đều chuẩn bị cá chép, hương hoa, phẩm vật, mâm cỗ từ đơn giản đến thịnh soạn để cúng tiễn ông Táo.

Thờ cúng ông Táo nói chung thay bất kỳ một vị Thần nào nói riêng tùy thuộc vào truyền thống của mỗi gia đình. Khi thờ Ông Táo, gia đình nên chuẩn bị tươm tất và thành tâm cầu khẩn. Việc này không chỉ thể hiện ý nghĩa nhân văn, đem đến niềm tin cho mỗi cá nhân mà còn đem lại những suy nghĩ tích cực, làm việc tốt.

Bàn thờ Ông Táo gồm những gì?

Bên cạnh Bàn thờ Phật, Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thì việc thờ Ông Táo được nhiều gia đình lập để cầu mong vị thần này phù hộ cho gia đình ấm cúng. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có sự chuẩn bị đầy đủ khi lập bàn thờ Ông Táo. Trong đó những chuẩn bị cần thiết và cơ bản gồm có: Bàn thờ Ông Táo treo tường hoặc kệ, Bài vị Ông Táo, Bát nhang, Bình hoa, Dĩa đựng trái cây, Ly nước.

Hiện nay bàn thờ Ông Táo được thiết kế với nhiều kích thước khác nhau. Căn cứ vào không gian thờ cúng, gia chủ có thể lựa chọn những bàn thờ có kích thước tương tự. Trong đó kích thước nhỏ nhất có chiều sâu 410mm x Chiều rộng 610mm và lớn nhất là 480mm x Chiều rộng 880mm .

Hướng đặt bàn thờ Ông Táo

Bàn thờ Ông Táo được đặt ở vị trí cao, khác với bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thường được lập gần sát mặt đất. Ông Táo là vị thần cai quản chuyện bếp núc, vì thế vị trí bàn thờ được đặt phù hợp nhất là khu vực nhà bếp. Về phần hướng đặt Bàn thờ thường được đặt song song cùng bếp hoặc đặt hướng ra bếp. 

bàn thờ ông công ông táo gồm những gì
Bàn thờ Ông Táo được đặt ở khu vực bếp và nguyên tắc là phải đặt ở trên cao để vị thần này có thể nắm rõ mọi chuyện trong gia đình

Bàn thờ được đặt gần với vị trí bếp nấu sẽ thể hiện đúng vai trò và chức vị của Ông Táo, đồng thời thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với vị thần, từ đó gia đình được êm ấm, công việc thuận lợi, như ý. Theo phong thủy, Bàn thờ Ông Táo nên đặt ở hướng Nam do Ông Táo thuộc hành Hỏa. Đặt ban thờ đúng hướng sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn.

Những hướng không nên đặt bàn thờ Ông Táo là hướng Bắc – hướng Đông Nam và hướng Nam. Đây là những hướng kỵ với tuổi của Ông Táo theo quan niệm dân gian. Nếu bố trí bàn thờ theo những hướng này, gia chủ có thể gặp khó khăn trong công việc làm ăn, gia đình bất hòa, dễ gặp ốm đau, bệnh tật.

Cách lập bàn thờ khi về nhà mới

Chuẩn bị lập bàn thờ Ông Táo khi về nhà mới rất quan trọng với các gia đình. Cách lập bàn thờ Ông Táo khi về nhà mới được thực hiện đúng các bước sẽ giúp gia đình được yên ấm, thuận hòa. Trước đó gia chủ nên lập bàn thờ cúng Ông Táo cùng lúc với lễ cúng nhập trạch. Các bước cần thực hiện là:

  • Chuẩn bị mâm cúng Ông Táo gồm có: Hương, hoa tươi, trái cây và một mâm cỗ mặn, 3 bộ đồ áo mũ (2 nam 1 nữ) để hóa vàng sau khi cúng xong.
  • Trước khi vào nhà mới, gia chủ nên đem theo cái đệm, hoặc chiếu đang sử dụng mang tính tượng trưng.
  • Chuẩn bị lễ vật và mâm cúng tươm tất theo hướng đẹp, phù hợp với tuổi của gia chủ.
  • Gia chủ tự tay thắp nhang để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới.
  • Sau đó gia chủ đọc văn khấn lễ nhập trạch 
  • Cuối cùng gia chủ đun nước, pha trà dâng lên bàn thờ Thần linh và Gia tiên để khai bếp.

Văn khấn rước Ông Táo về nhà mới

Khi rước Ông Táo về nhà mới, gia chủ có thể tham khảo đọc bài khấn theo mẫu sau:

Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.

Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Bàn thờ Ông Táo ngày Tết gồm những gì?

Việc chuẩn bị đồ cúng, lập bàn thờ hay lễ vật cúng tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình. Quan trọng nhất là người đọc văn khấn cần nghiêm túc, trên bàn thờ Ông Táo cần thiết phải có những lễ vật cơ bản tỏ rõ thành ý của gia chủ. Thông thường, bàn thờ Ông Táo sẽ gồm những vật cúng cơ bản như:

bàn thờ ông táo ngày tết
Bàn thờ Ông Táo ngày Tết được chuẩn bị thịnh soạn hơn ngày thường, có thể lựa chọn cúng chay hoặc cúng mặn
  • Lễ vật cúng ông Táo

Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc. Khi cúng ông Táo thì chuẩn bị mũ ông Táo là bước không thể thiếu. Trong đó có hai mũ dành cho nam và một mũ dành cho nữ. Sau đó tiền vàng cùng 1 chiếc áo, 1 đôi giày cùng với hình cá chép – tất cả làm bằng giấy là những lễ vật cần có đầy đủ để bước cúng ông Táo diễn ra tươm tất.

Tùy theo vùng miền mà quy trình cúng bái có thể sẽ thay đổi đôi chút. Chẳng hạn ở miền Nam sẽ sử dụng lễ vật cúng bằng giấy tượng trưng. Trong khi đó, thường thì ở miền Bắc sẽ cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước tượng trưng cho chặng đường của ông Táo suôn sẻ. 

  • Mâm cỗ cúng

Không có quy định về mâm cỗ cúng ông Táo bắt buộc. Tùy theo từng gia đình mà bên cạnh những lễ vật chính kể trên, mâm cỗ ở một số gia đình được chuẩn bị công phu hơn hoặc được tiết kiệm tối đa. Làm mâm cỗ mặn hay mâm cỗ chay cũng đều phù hợp khi làm lễ cúng đưa Táo quân.

Hiện nay mâm cỗ cúng Táo quân được tối giản hóa nhưng vẫn đảm bảo được những chi tiết truyền thống, trong đó không thể thiếu bánh kẹo cúng và trái cây, hoặc cầu kỳ hơn là những món ăn được chế biến đơn giản.

Ngoài ra mâm cúng thịnh soạn thường được thực hiện hơn ở những gia đình nhiều tầng thế hệ, chú trọng cúng bái. Mâm cỗ càng thịnh soạn sẽ thể hiện được sự chân thành kính cẩn của gia đình. Với ngụ ý xin ông Táo thưa với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp.

Nếu gia đình không có thời gian hoặc có việc bận mà không chuẩn bị mâm cỗ cúng thì chỉ cần kê một bàn nhỏ ở nhà bếp, chuẩn bị nén hương cùng một số bánh kẹo đơn giản cũng phù hợp khi cúng bái. Lưu ý khi gia chủ cúng ông Công ông Táo thì thắp hương ở bàn thờ nhà bếp sẽ phù hợp nhất. Ngược lại nếu như nhà bếp bừa bộn, chưa dọn dẹp sạch sẽ hoặc nhà ở không có bếp thì có thể cúng ông Táo ở bàn thờ thần linh, tổ tiên.

Thời gian cúng ông Táo ngày Tết

Theo phong thủy, cúng Ông Táo trong giờ tương ứng sẽ giúp điều cầu khấn linh nghiệm hơn. Từ nhiều thế hệ, phong tục cúng lễ đưa ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời, cụ thể là trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Vì thế nên gia chủ dù bận rộn cách mấy cũng nên chuẩn bị cúng Ông Táo vào buổi trưa, tối ngày 21 tháng Chạp hoặc chậm nhất là sáng 23 tháng Chạp.

bàn thờ ông táo ngày tết
Cúng Ông Công Ông Táo cần được thực hiện vào lúc 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp

Gia chủ sau khi thắp nhang và khấn Ông Táo xong, đợi đến khi nhang tàn thì làm lễ tạ rồi đưa Ông Táo về trời. Với những gia đình phía Nam, sau bước khấn sẽ hóa vàng mã cùng cá chép giấy tượng trưng đưa ông Táo về trời. Với những gia đình cúng cá chép sống, sau khi khấn sẽ thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… tượng trưng cho ý nghĩa cầu cho cá chép đưa ông Táo về trời an toàn.

Sau khi đưa ông Táo xong thì gia đình tiếp tục chuẩn bị đón Tết, sau đó là nghi thức đón ông Táo cũng được thực hiện theo các bước cúng bái tương tự.

Văn khấn ông Táo hàng ngày

Với những gia đình chú trọng thờ cúng có thể đọc văn khấn ông Táo hàng ngày. Bài khấn thay đổi tùy theo vùng miền hay đặc trưng mỗi địa phương. Gia chủ có thể tham khảo mẫu văn khấn như sau:

Nam mô A di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: …. Hiện đang ngụ:

Hôm nay:  Ngày……….Tháng……… Năm……

Tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!  (3 lần)

Văn khấn khi cúng ông Táo ngày Tết

Bài khấn Ông Táo ở mỗi vùng miền có thể sẽ khác nhau đôi chút. Thờ cúng Ông Táo luôn cần có bài khấn kèm theo. Theo dân gian thì việc khấn khi thờ cúng Ông Táo cần thực hiện thường xuyên, đặc biệt là vào các ngày như ngày giỗ, lễ lớn.

Vào những ngày thường thì việc khấn có thể không cần thiết, thay vào đó gia chủ nên thắp hương hai lần sáng và tối. Quan trọng nhất là ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, bên cạnh chuẩn bị mâm cỗ cúng đầy đủ, gia chủ cũng cần đọc bài văn khấn như sau:

Nam Mô A Di Đà Phật! ( đọc 3 lần )

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là:

Ngụ tại:

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, gia đình hòa thuận, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! ( 3 lần )

Kiêng kỵ khi đặt bàn thờ Ông Táo

Việc thờ cúng Ông Táo được hầu hầu các gia đình người Việt chú trọng và cân nhắc kỹ càng khi chọn vị trí đặt bàn thờ, hay khi chuẩn bị lễ vật cúng bái. Khi thành tâm thờ cúng sẽ giúp gia đình nhận được nhiều may mắn, giúp giữ vững tài lộc và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Sau đây là những điều cần lưu ý khi thờ Ông Táo trong nhà:

  • Đặt bàn thờ Ông Táo gần bồn rửa, nhà tắm, nhà vệ sinh

Để không xảy ra những tương khắc trong phong thủy, gia chủ không đặt bàn thờ gần với vị trí bồn rửa bát, nhà tắm hay nhà vệ sinh. Do theo ngũ hành thì thủy sẽ khắc hỏa , điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự ấm cúng của gia đình.Hướng đặt bàn thờ ông Táo phù hợp chính là khu vực thoáng đãng, thu hút ánh sáng và không khí.

  • Thả cá chép từ trên cao

Một trong những thói quen mạo phạm thần linh khi cúng Ông Táo chính là việc thả cá chép từ trên cao xuống. Điều này không chỉ thể hiện sự kém tinh tế khi thờ cúng mà còn làm mất ý nghĩa tâm linh, ảnh hưởng không tốt đến tài lộc gia đình. Gia chủ nên thả cá từ từ ở những đoạn sông, hồ có nước sạch, không thả cùng bịch nilon tránh gây ô nhiễm môi trường.

bàn thờ ông táo ngày tết
Khi cúng ông Táo ngày Tết, nên thả cá chép nhẹ nhàng, không thả từ trên cao xuống
  • Cúng Ông Táo trễ vào ngày Tết

 Vào ngày Tết, gia chủ cần hoàn thành cúng Ông Táo trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Sau khi đốt hương, gia chủ nên đợi đến khi hương cháy hết một nửa là có thể phóng sinh cá chép để đưa ông Táo về trời.

  • Cúng bằng tiền âm phủ

Tuyệt đối không dùng tiền âm phủ để cúng Công ông Táo. Bên cạnh đó gia chủ cũng không nên mua vàng mã về đốt. Những sai lầm này không chỉ gây tốn kém tiền của trong gia đình, làm sai lệch nguyên tắc thờ cúng cơ bản mà chính gia chủ và gia đình cũng không nhận được lợi ích gì.

  • Cúng Ông Táo ngày Tết ở nhà bếp

Nhiều gia đình có quan niệm cúng Ông Táo ở khu vực bếp ăn vì Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc . Tuy nhiên cúng theo cách này trái với phong tục và truyền thống lâu đời của người Việt. Ngoại trừ khi cúng Thần Tài Thổ Địa thì những vị thần khác nên được cúng trên bàn thờ chính của gia đình trong dịp Lễ. Như vậy vừa thể hiện sự kính cẩn với thần linh, vừa giúp không gian cúng bái tụ khí hơn.

  • Các món ăn nên kiêng khi cúng Ông Táo

Khi làm mâm cúng Ông Táo thường không câu nệ mâm cỗ chay hay mặn. Nếu như cúng mâm chay sẽ đơn giản hơn khi gia chủ chỉ cần chuẩn bị giấy vàng, giấy bạc, tờ tiền, cau trầu, nước cúng cùng với trái cây. Mâm cúng mặn đa dạng hơn nhưng ngoại trừ các món được chế biến từ gia cầm, trâu, bò, dê, chó,…

Thờ cúng Ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt. Bước chuẩn bị bàn thờ Ông Táo rất quan trọng để thể hiện ước muốn ông Táo giúp đỡ để gia đình luôn giữ được sự đầm ấm, sung túc, công việc thuận lợi hơn. Do đó gia đình cần quan tâm đến những vật cúng trong khi thờ cúng Ông Táo để tỏ rõ thành ý của mình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email