Cách lập bàn thờ Phật tại gia và những điều cần lưu ý

Với mỗi Phật tử, lập bàn thờ Phật tại gia có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đặt tượng Phật, tranh Phật trong nhà sẽ giúp lòng cung kính luôn được phát sinh, thiện tâm, thiện căn được sinh ra và tích lũy được nhiều phước báu. Tuy nhiên, thờ Phật cần phải đúng nguyên tắc để tránh phạm phải những điều tối kỵ.

Lập bàn thờ Phật tại gia
Lập bàn thờ Phật tại gia là việc làm cần thiết để mỗi Phật tử có nơi nương tựa về mặt tinh thần và thực hành tu tập tốt hơn

Lập bàn thờ Phật tại gia có ý nghĩa như thế nào?

Đạo Phật là tôn giáo lớn nhất ở nước ta với tỷ lệ chiếm 14.91% dân số. Sở dĩ đạo Phật được đón nhận và phát triển mạnh mẽ ở nước ta là vì giáo lý của tôn giáo này gần gũi với chuẩn mực đạo đức, văn hóa của người Việt.

Ngoài việc đến chùa chiền để thắp hương, nhiều Phật tử mong muốn lập bàn thờ Phật tại gia để thờ tự. Thờ Phật tại gia là cách để mỗi người nhắc nhở mình luôn hướng thiện, tu tập để thay đổi thói quen xấu và ngày càng hoàn thiện hơn.

Với mỗi Phật tử, Đức Phật là đấng thiêng liêng. Người đã tìm ra chân lý, dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi bằng sự từ bi và trí tuệ. Nhờ có Đức Phật, con người thoát khỏi sự vô minh, đau khổ, sân si tỵ hiềm.

Đạo Phật có nhiều tư tưởng, giáo lý gần gũi với văn hóa của người Việt. Ấy vậy nên dù không phải là tín đồ của tôn giáo này, nhiều người vẫn muốn lập bàn thờ Phật để tìm kiếm sự thanh tịnh hiếm có giữa cuộc sống bộn bề.

Ngoài ra, lập bàn thờ Phật tại gia còn thể hiện sự tôn kính và biết ơn đối với sự từ bi, ân đức của Ngài. Bởi ánh sáng của Ngài đã giúp cho người thoát khỏi vòng luân hồi, giữ sự trong sạch và không ngừng hoàn thiện để trở thành một phiên bản tốt hơn.

Ngày nay, cuộc sống bận rộn nên không phải ai cũng có nhiều thời gian để đến chùa cúng viếng, lạy Phật. Để dễ dàng hơn cho việc phụng lễ, lập bàn thờ Phật tại gia là điều cần thiết. Thờ phụng Phật trong nhà giúp mỗi người có ý thức giữ gìn thân – khẩu – ý và kiên trì hơn trên con đường tu tập.

Bàn thờ Phật gồm những gì?

So với bàn thờ gia tiên thì việc lập bàn thờ Phật tại gia ít được biết đến hơn. Bởi không phải Phật tử nào cũng có ý định lập bàn thờ tại nhà. Đức Phật là đấng giác ngộ nên khi thờ phụng phải lưu ý rất nhiều quy tắc.

Dẫu vậy, việc thờ phụng không nhất thiết phải quá phô trương. Có thể tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình để chuẩn bị các vật phẩm thờ cúng cho phù hợp. Trước khi lập bàn thờ Phật tại gia, cần nắm rõ vấn đề Bàn thờ Phật gồm những gì?

Nhìn chung, lập bàn thờ Phật tại gia sẽ cần đến những vật phẩm thờ cúng như sau:

  • Tượng Phật hoặc tranh Phật
  • Bát hương
  • Ống đựng hương
  • Lọ hoa
  • Đèn dầu/ đèn thờ
  • Mâm bồng (1 – 2 mâm)

Ngoài những vật phẩm thờ cúng cơ bản, bạn có thể chuẩn bị thêm một số vật phẩm bổ sung như bộ trà nhỏ để cúng trà, thêm đôi chân nến để không gian thờ cúng thêm lung linh, huyền ảo. Nếu không gian bàn thờ đủ rộng, có thể thêm đôi hạc, bộ lư hương,…

Hướng dẫn cách lập bàn thờ Phật tại gia

Giống như thờ gia tiên, lập bàn thờ Phật cần tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo không phạm phải những điều cấm kỵ. Thờ cúng là một việc thiêng liêng, cần phải được thực hiện cẩn trọng. Nếu chưa biết cách lập bàn thờ Phật tại gia, những gợi ý sau sẽ vô cùng hữu ích đối với bạn đọc:

1. Chọn hướng đặt bàn thờ Phật

Vị trí, hướng đặt bàn thờ là yếu tố vô cùng quan trọng, cho dù đó là bàn thờ Phật hay bàn thờ ông bà tổ tiên. Đức Phật là đấng cao quý nên khi thờ cúng, cần phải đặt bàn thờ ở vị trí cao nhất căn nhà. Với nhà cấp 4, nhà gian, nên đặt bàn thờ ở vị trí trung tâm và hướng bàn thờ nên cùng hướng với căn nhà.

Đối với nhà có nhiều tầng, nên chọn tầng cao nhất để lập bàn thờ. Có thể đặt bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật gần nhau, nhưng nên chú ý tượng Phật phải cao hơn di ảnh/ bài vị của người đã khuất.

Lập bàn thờ Phật tại gia
Bàn thờ Phật nên được đặt nhìn ra cửa chính, không nên đặt bên hông nhà hoặc ngược hướng nhà

Trường hợp nhà chung cư, có thể đặt bàn thờ Phật ở phòng khách. Không nhất thiết phải ngăn cách không gian khiến cho nhà ở trở nên tù bí, chật chội. Dù vậy, vẫn cần đảm bảo không gian đặt bàn thờ phải sạch sẽ, tôn nghiêm.

Đại Đức chỉ dạy rằng, bất cứ ai cũng có quyền thờ phụng Phật. Bên cạnh tâm thành kính còn cần thờ đúng nghi thức. Như vậy mới thể hiện được sự kính trọng đặc biệt đối với Đức Phật.

Ngoài xác định hướng bàn thờ theo những nguyên tắc trên, có thể đặt bàn thờ Phật theo mệnh của gia chủ. Nếu không có kinh nghiệm về phong thủy, có thể đặt bàn thờ ở hướng Tây Bắc. Bởi theo các chuyên gia, đây là hướng tượng trưng cho trời hay còn mang ý nghĩa là Tây Phương Cực Lạc.

2. Cách sắp xếp bàn thờ Phật tại gia

Tương tự như sắp xếp, bài trí bàn thờ gia tiên, lập bàn thờ Phật tại gia cũng cần sắp xếp đúng cách. Các vật phẩm thờ cúng phải được đặt đúng vị trí để tạo tổng thể hài hòa và cân đối.

Bên cạnh đó, bố trí đúng cách còn giúp bàn thờ tôn lên sự trang nghiêm, tôn kính. Tránh trường hợp sắp xếp một cách cảm tính khiến bàn thờ lộn xộn, không thể hiện được thành ý đối với Đức Phật.

cách Lập bàn thờ Phật tại gia
Nên dựa vào kích thước của bàn thờ để chuẩn bị và bố trí vật phẩm thờ cúng cho phù hợp

Nếu không thông thạo việc lập bàn thờ Phật tại gia, những thông tin hữu ích sau sẽ hỗ trợ bạn trong việc sắp xếp các vật phẩm thờ cúng:

  • Hướng tượng/ tranh Phật: Tượng/ tranh Phật phải đặt ở vị trí trung tâm và hướng thẳng ra cửa chính. Trường hợp thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên, cần dùng thêm kệ nhỏ hoặc chân đế để khung hình. Phải đảm bảo tượng/ hình Phật phải cao hơn so với di ảnh và bài vị của ông bà tổ tiên. Vì Phật là đấng giác ngộ, không thể ngang hàng với con người.
  • Vị trí các tượng Phật: Tốt nhất, chỉ nên thờ một Phật để tránh đặt sai vị trí. Tuy nhiên, nếu thờ cùng lúc nhiều Phật thì phải nắm rõ nguyên tắc. Trường hợp thờ Phật Tây Phương Tam Thánh, phải đặt Phật A Di Đà ở giữa, Bồ Tát Quan Âm đặt bên trái Phật A Di Đà và Bồ Tát Đại Thế Chí đặt ở bên phải.
  • Bát hương: Giống như bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa, bát hương nên được đặt ở vị trí trung tâm, phía trước ảnh hoặc tượng Phật. Lưu ý nên chọn bát hương có kích thước vừa phải, cân đối với tổng thể bàn thờ. Không nên chọn bát nhang quá lớn che mất tượng Phật, điều này thể hiện sự thiếu tôn kính đối với Đức Phật và các vị Bồ tát.
  • Lọ hoa: Lọ hoa có thể đặt 1 bên trong trường bàn thờ nhỏ. Nếu bàn thờ đủ lớn, tốt nhất nên đặt ở cả hai bên để tạo sự cân đối. Tương tự như bát nhang, lựa chọn lọ hoa có kích cỡ phù hợp sẽ giúp tổng thể bàn thờ được hài hòa và thẩm mỹ hơn.
  • Mâm bồng: Tùy vào kích cỡ bàn thờ, có thể chuẩn bị 1 – 2 mâm bồng. Mâm bồng thường được đặt ở cạnh bên bát nhang. Đây là vật phẩm chứa đựng đồ thờ cúng nên cần tính toán kích thước cho phù hợp.
  • Ly nước: Phía trước bát hương có thể đặt bộ ly nước thờ cúng. Theo kinh nghiệm của nhiều người, nên lựa chọn loại ly có nắp đậy để đảm bảo vệ sinh. Trà, nước thờ cúng cần được thay mỗi ngày và thường xuyên rửa sạch ly để thể hiện sự tôn kính đối với Đức Phật.
  • Ống hương: Ống hương được sử dụng để chứa nhang (hương). Nên đặt ống hương ở một góc bàn thờ, sát vào tường hoặc cũng có thể đặt gần bình hoa, đèn thờ. Ngày nay, ống hương được thiết kế với kiểu dáng đẹp mắt, chất liệu đa dạng giúp bạn trang trí bàn thờ Phật thật trang nghiêm và đẹp mắt.
  • Đỉnh trầm: Nếu bàn thờ Phật đủ lớn, có thể bố trí thêm đỉnh trầm. Đỉnh trầm nên đặt cạnh bát nhang nhưng cần đảm bảo không che mất tranh hoặc tượng Phật. Vật phẩm này được sử dụng để đốt nhang trầm. Trầm hương gắn liền với Phật giáo, hương thơm của trầm sẽ đánh thức trí tuệ, giải tỏa căng thẳng và hóa giải vô minh.

Khi sắp xếp bàn thờ Phật, cần chắc chắn các vật phẩm phải có kích thước đồng đều và màu sắc hài hòa. Có như vật, bàn thờ Phật mới có tổng thể cân đối, thể hiện được sự tôn kính vừa tôn lên tính thẩm mỹ cho không gian sống.

Ngoài việc bố trí các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ, có thể trang trí thêm cây xanh, lắp đèn vang, treo tranh ảnh ở phòng thờ để tạo không gian an yên và tôn kính. Theo kinh nghiệm của nhiều người, sử dụng đồng nhất tone màu từ bàn thờ cho đến không gian chung của phòng thờ sẽ tạo hiệu ứng thẩm mỹ tốt nhất.

3. An vị bát hương trên bàn thờ

Sau khi bố trí, sắp xếp các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ Phật, cần an vị bát hương. Trong tín ngưỡng thờ cúng, bát hương được xem là “cầu nối” để con người bày tỏ lòng thành kính, những mong muốn đến với Đức Phật. Vậy nên khi lập bàn thờ Phật tại gia, cần phải lưu ý khi chọn mua bát thương và cốt bát hương (thất bảo, cát, tro).

Sau đó, đổ cốt bát hương vào một cách gọn gàng. Quan trọng nhất là luôn giữ lòng cung kính và biết ơn trong quá trình chuẩn bị, bố trí bàn thờ. Sau khi sắp xếp bát hương và các vật phẩm thờ cúng, cần an vị bát hương thờ Phật.

cách Lập bàn thờ Phật tại gia
Nên chuẩn bị mâm cúng chay và thắp hương để an vị bát hương thờ Phật

Theo kinh nghiệm được nhiều người chia sẻ, sau khi bài trí bàn thờ Phật, nên chuẩn bị mâm chay đơn giản bao gồm trà nước, hoa đăng, hoa quả và một số món chay khác nếu có điều kiện. Mâm chay cúng sẽ thể hiện lòng thành của gia chủ trong việc thỉnh chư Phật, Bồ Tát và các vị Thánh Hiền khác.

Sau khi an vị bát thương thờ Phật, cần nhang khói mỗi ngày, thường xuyên thắp hương, lễ Phật, tụng kinh. Thỉnh thoảng nên bao sái bàn thờ để không gian thờ cúng luôn giữ được sự trang nghiêm và tôn kính.

Phật giáo có nhiều nét tương đồng với văn hóa, tư tưởng đạo đức của người Việt. Dù là Phật tử hay chưa, bạn hoàn toàn có thể lập bàn thờ Phật tại nhà nếu có tâm quý kính Đức Phật. Việc lên chùa nghe Pháp, tụng kinh và lạy Phật sẽ khó có thể thực hành thường xuyên. Thờ Đức Phật tại nhà để tâm cung kính được nuôi dưỡng, phát sinh, từ đó sinh ra thiện tâm và thiện căn.

Những điều cần lưu ý khi lập bàn thờ Phật tại gia

Bản chất của việc thờ cúng là bày tỏ sự tôn kính và biết ơn đối với Đức Phật, Bồ Tát và các vị Thánh Hiền khác. Đức Phật là bậc toàn năng toàn giác với lòng từ bi vô biên, đức hạnh cao quý.

Nhiều người mong muốn thờ Phật tại gia, trước là để thể hiện sự tôn kính, sau là muốn có nơi nương tựa về mặt tinh thần. Để có thể tu tập, từ bỏ thói xấu và xa hơn là thoát khỏi biển khổ của luân hồi sinh tử.

cách Lập bàn thờ Phật tại gia
Nên để bàn thờ Phật và gia tiên cùng một phòng, nên đặt bàn thờ Phật hướng ra cửa nhà và bàn thờ gia tiên kê ở bên trái hoặc bên phải

Tuy nhiên, thờ phụng Phật cần phải thực hiện cho đúng, như vậy mới tích lũy được nhiều phước báu, từ đó mang lại hạnh phúc và nhiều may mắn cho gia chủ. Để tránh phạm phải những điều cấm kỵ, khi lập bàn thờ Phật tại gia cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tương tự như bàn thờ gia tiên, không nên đặt bàn thờ, tượng Phật hướng vào cửa phòng ngủ, phòng ăn và đặc biệt là nhà vệ sinh. Bàn thờ cần hướng thẳng ra cửa chính và đặt trong không gian sạch sẽ, tôn nghiêm.
  • Khu vực thờ cúng nên thoáng đãng, nhiều ánh sáng. Nếu không gian tối tăm, tù bí và ẩm thấp, nên cải tạo, sửa sang trước khi thờ phụng Đức Phật.
  • Phải thường xuyên chăm sóc, bao sái bàn thờ Phật để không gian thờ phượng luôn được sạch sẽ.
  • Trường hợp thờ Bồ Tát Quan Âm, nên tránh thờ chung với các tượng thần khác. Bởi theo quan niệm, Quan Âm là vị Bồ Tát ăn chay, thanh tịnh. Nếu thờ cúng chung với các vị Bồ Tát khác thường sẽ cúng mặn, điều này gây ra ảnh hưởng không tốt.
  • Lập bàn thờ Phật tại gia là việc trọng đại. Để thể hiện lòng thành kính một cách trọn vẹn, nên lên chùa thắp nhang xin cúng thỉnh thờ Phật. Nghi thức này khá đơn giản bao gồm thắp 3 nén nhang, khấn vái, thỉnh cầu chư Phật chứng giám. Sau đó, nên tên tuổi, địa chỉ để xin được thờ cúng và xin 3 cây nhang vừa thắp tại chùa để đặt lên bát hương ở nhà.
  • Nên đặt bàn thờ áp sát vào tường để tạo sự chắc chắn. Tuy nhiên, nên tránh để bàn thờ dựa vào nhà tắm, nhà vệ sinh và cầu thang.
  • Trường hợp đặt chung bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên cùng một phòng, nên để bàn thờ Phật ở vị trí trung tâm hướng ra cửa. Bàn thờ gia tiên đặt ở bên trái hoặc bên phải đều được, lưu ý nên để bàn thờ dựa sát vào tường để có điểm tựa vững chắc.
  • Trong Phật giáo, sau khi Quy y Tam Bảo thì không được thờ bất cứ vị thần nào khác. Vì chỉ duy nhất Đức Phật mới có thể độ tâm chúng sinh giúp con người thoát khỏi biển khổ luân hồi. Các vị Thần, Thánh khác vẫn còn là chúng sanh, chưa thoát khỏi luân hồi như Đức Phật.
  • Khi thờ Phật, nên cúng đồ chay để tránh tạo nghiệp, sát sanh. Ngoài ra, cũng nên không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm vì Đức Phật đã thoát khỏi tham sân si hỉ nộ ái ố, không còn ham muốn với thất tình lục đục của thế gian.

Lập bàn thờ Phật tại gia là cách để bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn đến với Đức Phật. Tuy nhiên, để lòng thành kính được thể hiện trọn vẹn, cần bố trí bàn thờ đúng nguyên tắc. Thờ phượng cho đúng mới có thể sinh phước báu, mang đến bình an, may mắn cho gia chủ.

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Phương Thanh says: Trả lời

    Rất có ý nghĩa , tôi xin chân thành cảm ơn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Câu đối Tổ Tiên Công Đức Thiên Niên Thịnh – Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Từ xưa, những vật phẩm thờ cúng như bộ hoành phi câu đối hoặc các mẫu tranh thờ gia tiên, dòng họ đã được sử...

ý nghĩa chữ phúc mãn đường

Ý nghĩa Chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy và tâm linh

Chữ Phúc Mãn Đường thường nhìn thấy ở những vật phẩm phong thủy, thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa...

cúng khai trương đầu năm

Cúng khai trương đầu năm: Văn khấn, lễ vật cần chuẩn bị

Cúng khai trương đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vào mỗi dịp dầu...

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời theo cổ truyền chuẩn nhất

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà người người đều hân hoan chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong...

ngày cúng tổ nghề các ngành làm đẹp

Cách lập bàn thờ tổ nghề Nail, Spa, Makeup… lễ vật cần chuẩn bị

Lễ cúng Tổ nghề là nghi thức vô cùng quan trọng được lưu truyền ngàn đời nay qua nhiều thế hệ. Nghi thức này được...

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu là ai? Ngày giỗ, lễ vật, văn khấn chi tiết

Cúng Tổ nghề sân khấu là sự kiện được rất nhiều văn nghệ sĩ quan tâm bởi đây là dịp để họ cùng nhau dâng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email